Tại quê nhà ở phố Giỏ (xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) người thân, họ hàng đồng đội của Thượng tá Khải cũng có mặt chia sẻ, động viên gia đình.
Quê nhà của Thượng tá, phi công Trần Quang Khải - (Ảnh: Nhất Nam).
Thượng tá Trần Quang Khải (quê ở thôn Tân Văn 2 - Tân Dĩnh - Lạng Giang - Bắc Giang), là Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923, Sư đoàn 371.
Một người thân gia đình cho biết, anh Khải sinh ra trong gia đình có 11 người con, dưới anh Khải còn 1 em trai. Hiện vợ chồng anh Khải có một bé gái hơn 3 tuổi. Vợ anh Khải là giáo viên.
Cũng theo người họ hàng, mẹ Thượng tá Khải đã mất mấy năm nay, người bố ở tuổi gần 90 nhưng đã trải qua quân ngũ nên ông vẫn giữ vững tâm trước hung tin xảy tới với con trai mình.
Bản thân Thượng tá Khải vì tính chất công việc nên rất ít khi về thăm gia đình. Tuy nhiên, trong mắt người dân địa phương cũng như họ hàng, anh là người hiền lành, gần gũi và rất tốt tính.
Trước đó, trao đổi với PV báo Người đưa tin ông Lê Duy Phương - Chủ tịch UBND xã Lê Duy Phương – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Dĩnh (Lạng Giang, Bắc Giang) vào sáng 18/6, được biết, lãnh đạo địa phương vừa từ nhà gia đình thượng tá Trần Quang Khải trở về.
Thượng tá, phi công Trần Quang Khải - (Ảnh: Zing).
Cũng theo ông Phương, nguyện vọng của gia đình Thượng tá Khải là muốn thực hiện lễ truy điệu ở Bệnh viện 108 (Hà Nội), sau khi hỏa táng sẽ đưa về địa phương tổ chức tang lễ theo phong tục địa phương. Thượng tá Khảo yên nghỉ ở nghĩa trang liệt sỹ quê nhà.
“Chúng tôi rất đau xót. Hiện tại mọi việc chờ lãnh đạo của Bộ Quốc phòng và Quân chủng có ý kiến thì quyết định sau. Hiện tại, chúng tôi cũng cử Phó Chủ tịch xã phụ trách mảng văn xã túc trực ở gia đình” - ông Phương cho biết.
Sáng 14/6, chiếc tiêm kích Su-30MK2 xuất kích từ sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa), thực hiện các bài diễn tập theo kế hoạch.
Hai phi công trên chuyến bay là Thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi - Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923) và Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi - Phó phi đội trưởng phi đội 1, Trung đoàn 923).
Sau đó, sở chỉ huy đã mất liên lạc với tiêm kích Su-30MK2, xác định máy bay đã gặp sự cố trên biển thuộc địa phận Nghệ An, hai phi công phải bung dù nhảy ra ngoài.
Sáng 15/6, phi công Nguyễn Hữu Cường đã được tàu cá cứu sống và đến 13h30 ngày 15/6, anh Cường đã vào bờ an toàn.
Hàng loạt máy bay, tàu quân sự, tàu cá tiếp tục được huy động để tìm kiếm máy bay Su-30MK2 và phi công Trần Quang Khải.
Đến chiều tối ngày 17/6, ngư dân Nghệ An đã tìm thấy thi thể Thượng tá phi công Trần Quang Khải trong tình trạng đã tử vong, dù quấn chặt vào người. Được biết, vị trí của thi thể mà người dân cung cấp nằm ở khoảng 19,02 độ vĩ Bắc, 106,28 độ kinh Đông, cách đất liền hơn 40 hải lý về hướng đông bắc đảo Mắt
Thượng Tướng Võ Văn Tuấn Phó Tổng Tham Mưu Trưởng QĐND Việt Nam cho biết có thể phi công Khải sau khi tử vong, trong quá trình thi thể trôi thì bị dù cuốn vào người.
Có thể phi công Khải bị sặc nước. Rất nhiều phi công nhảy dù ở biển bị như vậy. Dù có khi kéo, nếu không kịp ngắt ra có thể bị choáng, hoặc dù kéo như lướt sóng dẫn đến sặc nước, cũng có thể khi rơi xuống không tỉnh nên bị đuối nước.
Tác giả bài viết: Nhất Nam – Nguyễn Huệ