► Kỳ 1: 'Dị nhân cứu ngải' và phương pháp chữa bệnh thần bí giữa thủ đô
Kỳ 2 (Kỳ cuối): Phương pháp chữa bệnh bí ẩn
Như đã nói ở kỳ trước, giữa thủ đô Hà Nội, có một "dị nhân", bao năm qua vẫn âm thầm nghiên cứu phương pháp trị bệnh cổ xưa, có từ nhiều ngàn năm trước. Đó là "dị nhân" Đặng Minh Hùng (397 Nam Dư, Hoàng Mai, Hà Nội). Anh vẫn cầu kỳ trị bệnh bằng châm cứu và hơ ngải, nhằm khôi phục nguyên khí cho người bệnh.
Nói về phương pháp chữa bệnh bằng châm và đốt ngải, còn gọi là hỏa châm, "dị nhân" Đặng Minh Hùng chia sẻ: Đông y quan niệm cơ thể là một hệ thống các đường kinh lạc (đường ngang gọi là đường kinh, đường dọc gọi là lạc) chằng chịt, liên hoàn với nhau, như một vũ trụ thu nhỏ và cực kỳ phức tạp. Cái hệ thống đấy thông thương tuần hoàn thì gọi đó là một cơ thể sạch, khỏe mạnh. Tuy nhiên, mỗi khi xảy ra sự cố bất kỳ ở một vị trí nào trong cơ thể, mà Đông y thường gọi là “thống”, tức là bế tắc ở cái hệ thống liên hoàn ấy, sẽ nảy sinh ra bệnh tật. Nhiệm vụ của hỏa châm là “đả thông kinh mạch”, giúp khí lưu thông như bình thường.
Phương pháp hỏa châm áp dụng cho khá nhiều loại bệnh. Theo nguyên tắc từ xa xưa, nếu là bệnh do khí lạnh xâm nhập, sẽ dùng nóng để chữa, cơ thể nóng thì dùng lạnh để chữa.
Kỳ 2 (Kỳ cuối): Phương pháp chữa bệnh bí ẩn
Như đã nói ở kỳ trước, giữa thủ đô Hà Nội, có một "dị nhân", bao năm qua vẫn âm thầm nghiên cứu phương pháp trị bệnh cổ xưa, có từ nhiều ngàn năm trước. Đó là "dị nhân" Đặng Minh Hùng (397 Nam Dư, Hoàng Mai, Hà Nội). Anh vẫn cầu kỳ trị bệnh bằng châm cứu và hơ ngải, nhằm khôi phục nguyên khí cho người bệnh.
Nói về phương pháp chữa bệnh bằng châm và đốt ngải, còn gọi là hỏa châm, "dị nhân" Đặng Minh Hùng chia sẻ: Đông y quan niệm cơ thể là một hệ thống các đường kinh lạc (đường ngang gọi là đường kinh, đường dọc gọi là lạc) chằng chịt, liên hoàn với nhau, như một vũ trụ thu nhỏ và cực kỳ phức tạp. Cái hệ thống đấy thông thương tuần hoàn thì gọi đó là một cơ thể sạch, khỏe mạnh. Tuy nhiên, mỗi khi xảy ra sự cố bất kỳ ở một vị trí nào trong cơ thể, mà Đông y thường gọi là “thống”, tức là bế tắc ở cái hệ thống liên hoàn ấy, sẽ nảy sinh ra bệnh tật. Nhiệm vụ của hỏa châm là “đả thông kinh mạch”, giúp khí lưu thông như bình thường.
Phương pháp hỏa châm áp dụng cho khá nhiều loại bệnh. Theo nguyên tắc từ xa xưa, nếu là bệnh do khí lạnh xâm nhập, sẽ dùng nóng để chữa, cơ thể nóng thì dùng lạnh để chữa.
Dị nhân Đặng Minh Hùng: "Tôi đã chuyên tâm nghiên cứu và phát hiện ra bộ môn này chữa được rất nhiều bệnh"
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, ngày trước người ta thường đốt lá ngải trên miếng gừng để chữa các bệnh liên quan đến thời tiết giá lạnh như huyết áp thấp, tiêu chảy, tay chân lạnh… Phương pháp đốt ngải không áp dụng cho các bệnh lý thể nhiệt vì rất dễ gây bỏng da vùng cứu nếu không làm đúng cách.
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn (Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương) cho rằng, phương pháp đốt ngải là dùng nhiệt. Nhiệt có thể dùng đèn đốt, dùng hương và thậm chí là dùng điếu thuốc lá. Nếu đốt ngải bấm huyệt không đúng, sẽ dễ dẫn đến các biến chứng.
Thế nhưng, "dị nhân" Đặng Minh Hùng khẳng định, dù cơ thể bị nóng hay lạnh, ông đều dùng sức nóng của ngải để cứu. Và khi nào dùng nóng cho nóng, khi nào dùng nóng cho lạnh, thì đó là kinh nghiệm cũng như những hiểu biết riêng mà ông đã dày công tìm hiểu và nghiên cứu. Tiêu chí quan trọng nhất của ông là: đả thông kinh mạch nhưng phải luôn luôn giữ vững sự ổn định trong cơ thể bệnh nhân.
Châm cứu cũng có nhiều trường phái khác nhau như điện châm, thủy châm, trường châm… Riêng "dị nhân" Đặng Minh Hùng thì nghiên cứu và đi theo một trường phái riêng biệt mà ít người biết tới, đó là "hỏa châm", tức là một phương pháp khéo léo phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa châm và cứu.
Bộ môn châm và cứu ngải yêu cầu độ chính xác và tỉ mỉ rất cao
Khi “châm”, người ta dùng kim châm, “cứu” tức là dùng ngải để cứu. Ngải ở đây là cây ngải cứu, được nghiền nhỏ, kết hợp với một vài vị thuốc Đông y khác. Nếu như hồi trước các cụ lấy những lá ngải, buộc thành bó, đốt và xông lên các vị trí huyệt đạo trên cơ thể, thì nay "dị nhân" Đặng Minh Hùng đã nghiền ngải và một số vị thuốc rồi làm thành những cây hương nén. Dùng hương ngải sẽ tránh được việc tàn lửa gây bỏng trên cơ thể bệnh nhân, và thời gian cây hương cháy lâu sẽ hơn.
Bản thân cây hương làm bằng ngải đã là một bài thuốc. Ông Hùng cho biết, cây hương có tới 15 vị thuốc, mà trong đó ngải cứu là chính. Rất nhiều vị thuốc khác hỗ trợ cho vấn đề đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, có thể kể tên như Đinh hương, Quế, Tế tân… Kim châm sẽ kích thích các huyệt đạo. Khi đâm cây kim vào huyệt đạo, thì ngay tức khắc huyệt đạo sẽ hút hơn nóng cùng những vị thuốc đó vào trong cơ thể, đi vào những kinh mạch đang bế tắc.
Cây hương được chế tác từ 15 vị thuốc bắc, trong đó ngải cứu là chính
Bộ môn hỏa châm mà ông Hùng nghiên cứu chuyên sử dụng các cây kim xuyên sâu. Nhìn thì đơn giản nhưng để học được không phải dễ, vì chỉ cần sai 1 li, những chiếc kim dài kia chệch khỏi huyệt đạo, thì hiệu quả chữa bệnh sẽ bằng không.
Ông Hùng cho biết, gia đình ông vốn có truyền thống làm Đông y nhiều đời. Thời thanh niên, ông bay nhảy khắp nơi, làm nhiều nghề, nhưng sau một biến cố gia đình, ông thay đổi tính nết, chuyên tâm tập thiền, nghiên cứu sâu về các lý luận Đông y.
“Hồi đầu, những bệnh nhân tìm đến tôi đều mắc các chứng về hàn, nhưng mỗi người một khác, nó khiến tôi phải luôn luôn động não, biến hóa các phương pháp trị bệnh so với những lý luận trong sách thuốc cổ. Tôi phải nghiên cứu để tìm ra phương pháp châm và cứu ngải phù hợp nhất với từng cơ thể bệnh nhân. Những cuốn sách cổ đã thu hút tôi, nên tôi càng tìm hiểu chuyên sâu phương pháp đánh lui bệnh tật từ gốc này”, dị nhân cho biết.
Hỏa châm có những lợi thế riêng biệt của nó
Hồi trẻ ông Hùng sử dụng rất nhiều phương pháp chữa bệnh, nhưng cuối cùng đã bị thuyết phục bởi phương pháp hỏa châm. Ngoài hiệu quả đặc biệt, thì những vị thuốc sử dụng trong hỏa châm rất dễ tìm, dễ làm, và nhiều tác dụng.
“Cây ngải cứu dù nhiều như cỏ, nhưng vẫn được coi là thần dược của Đông y, chữa được rất nhiều bệnh. Cái hay của hỏa châm là dùng khí dược của ngải cứu đưa vào trong cơ thể mà không cần đến bất cứ một loại máy móc nào hỗ trợ. Khí ngải sẽ đả thông những bế tắc của kinh lạc, và từ đó sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề bên trong cơ thể của chúng ta.
Quan niệm Đông y là không có phẫu thuật, nhưng cứu ngải lại thực sự là một loại vi phẫu, dùng cái bên ngoài để chữa cái bên trong.
Trong lý luận Đông y, chúng ta không được thêm gì hay bớt gì trong một cơ thể hoàn chỉnh của người ta cả, vì đó là 1 bộ máy tinh vi và quá chinh xác. Thế giới thừa nhận là cơ thể con người quá ư phức tạp, còn quá nhiều khả năng tiềm ẩn chưa khám phá hết, và đây là một trong những cách kích hoạt một vài khả năng tiềm ẩn vô bờ bến đó”, ông Hùng chia sẻ.
Lương y Phạm Văn Thanh (Lương y trị bệnh dạ dày nổi tiếng cả nước): Đông y nhắc đến hệ thống khí trong cơ thể từ hàng ngàn năm trước. Tây y không khẳng định, nhưng không phủ định, vì máy móc không chụp được khí. Trong đông y, khí cùng với huyết, là hai thứ quan trọng nhất với cơ thể người. Khí trệ, thì sinh bệnh. Bộ phận nào khí không lưu thông, máu tưới kém, thì sinh bệnh. Trong đông y, thoái hóa xương khớp là thống phong, thấp khớp, cũng đổ cho tại khí. Xương khớp được nuôi dưỡng bởi các rễ thần kinh. Khí huyết kém lưu thông, các rễ thần kinh teo, hoạt động kém, thì xương khớp khu vực đó sẽ bị thoái hóa. Thoái hóa thì gây phình hoặc thoát vị đĩa đệm, và đĩa đệm thoát vị thì lại chèn vào dây thần kinh, gây đau đớn, bệnh nặng thêm. Thoái hóa đốt sống cổ, sẽ khiến máu lên não kém, rất mệt mỏi, thậm chí mất mạng vì tai biến. Chị em phụ nữ sinh con xong, hoặc chị em không chồng, khí lực kém, thường bị huyết áp thấp, cơ thể lạnh. Thậm chí, khí lạnh vào đến tận xương, gây trệ toàn bộ cơ thể, rất yếu, mà đi viện không tìm ra nguyên nhân. Con người lười vận động, ở điều hòa nhiều, cái lạnh cũng nhiễm vào cơ thể, gây ra đủ các loại bệnh. Cái gốc, vẫn là mất dương khí, mất nguyên khí, khí hàn xâm nhập. Khí lạnh trú ngụ trong cơ thể, dễ gây ra tai biến. Phụ nữ bị đột tử rất nhiều bởi lý do đơn giản này. Điều trị tây y không triệt để tận gốc. Kim luồn sâu, khiến tê bì cả các khớp. Mục đích kim châm để kích thích các rễ thần kinh “ngủ” lâu ngày. Cùng với đó là đốt ngải truyền khí ấm vào các huyệt đạo. Quá trình đốt ngải, sẽ cảm nhận rõ dòng khí nóng chạy trong cơ thể. Chỗ nào không nóng, tức là khí bế (tắc), thì tiếp tục đâm kim vào và dẫn hơi nóng để thông khí. Hơi nóng của ngải xâm nhập cơ thể, đẩy khí lạnh qua các huyệt đạo, ra tận ngón chân, ngón tay, lên lồng ngực, thoát khỏi sống lưng. Phương pháp này không nhắm vào bệnh cụ thể nào, mà nó hồi phục lại cơ thể từ gốc rễ, kích thích cơ thể vận hành theo đúng nguyên lý vũ trụ. Cơ thể vận hành đúng nguyên lý, thì bệnh tật cũng tự tiêu tan. Phương pháp này sẽ có tác dụng tốt với chị em bị khí hàn nhiễm, bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình, đau đầu và stress không rõ nguyên nhân, khám không ra bệnh, hết thuốc lại như cũ. |
Tác giả bài viết: Cường Song
Nguồn tin: