Tin từ ngành y tế TP Hải Phòng cho biết, ngày hôm nay (30/12), toàn thành phố Hải Phòng ghi nhận 613 ca F0, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại địa bàn lên 9.330 ca.
Hải Phòng thêm 613 F0, triển khai các giải pháp giảm tử vong do COVID-19. Ảnh: HP CTV |
Trong số ca mắc COVID-19 hôm nay, có 264 trường hợp diện F1, 6 ca diện sàng lọc tại cộng đồng, 292 ca xét nghiệm tự nguyện và 26 ca sàng lọc tại các công ty và KCN.
Cùng ngày, toàn thành phố có 2.940 ca hồi phục, xuất viện, công bố khỏi bệnh trong ngày 304 người, hiện đang điều trị 6.384 ca trong đó 24 ca nặng, không có ca nguy kịch.
Cụ thể, địa bàn có ca dương tính hôm nay:
* Huyện Thủy Nguyên 139 F0 (94 trường hợp F1, 24 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, còn lại là trường hợp sàng lọc tại công ty thuộc KCN VSIP).
* Huyện An Dương 111 F0 (86 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, còn lại là trường hợp F1).
* Quận Hồng Bàng 58 F0 (34 trường hợp F1, 2 ca bệnh nghi ngờ, còn lại là trường hợp tự đi làm xét nghiệm).
* Quận Lê Chân 53 F0 (32 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, 20 trường hợp F1, còn lại là Test nhanh dương tính).
* Quận Đồ Sơn 41 F0 (23 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, còn lại là trường hợp F1).
* Quận Hải An 38 F0 (19 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, còn lại là trường hợp F1).
* Quận Kiến An 33 F0 (19 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, còn lại là trường hợp F1).
* Quận Ngô Quyền 33 F0 (19 trường hợp F1, 1 Test nhanh dương tính, còn lại là trường hợp tự đi làm xét nghiệm).
* Quận Dương Kinh 27 F0 (7 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, 14 trường hợp F1, 2 Test nhanh dương tính, 1 ca bệnh nghi ngờ, còn lại là trường hợp sàng lọc tại công ty Lucky).
* Huyện Tiên Lãng 27 F0 (13 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, còn lại là trường hợp F1).
* Huyện Vĩnh Bảo 25 F0 (22 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, còn lại là trường hợp F1).
* Huyện An Lão 10 F0 (1 trường hợp F1, còn lại là trường hợp tự đi làm xét nghiệm).
* Huyện Kiến Thụy 10 F0 (8 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, còn lại là trường hợp sàng lọc tại công ty)
* Huyện Cát Hải 8 F0 (5 trường hợp F1, 02 ca bệnh nghi ngờ, còn lại là trường hợp tự đi làm xét nghiệm).
Tính đến thời điểm này, Hải Phòng đã ghi nhận 16 trường hợp tử vong. Để giảm thiểu số ca tử vong, Sở Y tế kêu gọi sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là Tổ chăm sóc nguời nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, mạng lưới tình nguyện viên, tổ chức thiện nguyện, người bệnh COVID-19 đã bình phục, y tế tư nhân, chính quyền cơ sở, tổ dân phố... cùng tham gia, tư vấn, điều trị, chăm sóc, quản lý người nhiễm SARS-CoV-2 đang điều trị tại nhà. Phối hợp chặt chẽ có hiệu quả công tác quản lý, thu dung điều trị F0 tại cộng đồng. Sở Y tế cũng yêu cầu các Bệnh viện, Trung tâm Y tế đang điều trị người mắc COVID-19 nâng cao chất lượng điều trị, rà soát cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang phục phòng hộ cá nhân, đảm bảo đầy đủ oxy cho các tầng, các Trạm Y tế lưu động, hạn chế tối đa nhân viên y tế trực quá 8 tiếng/ngày, làm tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường bề mặt. Khối bệnh viện tuyến trên (Bệnh viện: Hữu nghị Việt Tiệp, Kiến An, Trẻ em, Phụ sản) quan tâm nâng cao năng lực hồi sức tích cực, thường xuyên hỗ trợ tuyến dưới khi có yêu cầu. Việc đánh giá phân loại, phân luồng bệnh nhân cần thực hiện nghiêm để phù hợp, thuận tiện cho việc theo dõi chăm sóc và điều trị. Tăng cường theo dõi tình trạng người bệnh để tiên lượng sớm, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tăng nặng. Tuyệt đối tránh chuyển tầng muộn; Quan tâm chế độ dinh dưõng, nước uống đầy đủ cho người bệnh. Có hotline tăng cường kết nối, hội chẩn tư vấn, điều trị từ xa Đối với Trạm Y tế lưu động, Sở Y tế đề nghị tiếp nhận, cập nhật danh sách F0 trên địa bàn chuyển ngay thông tin F0 về UBND xã/phường/thị trấn; Tổ thẩm định đánh giá điều kiện cách ly tại nhà; Ban Chỉ đạo phòng chống dịch xã/phường/thị trấn để ban hành Quyết định cách ly, điều trị F0 tại nhà. Trạm Y tế lưu động lập danh sách các trường hợp F0 tại nhà, phân loại theo các nhóm nguy cơ để quản lý, theo dõi chặt chẽ chỉ số SpO2 để đánh giá trường hợp tăng nặng và chuyển tuyến kịp thời, tạo sự kết nối với F0, triển khai theo dõi sức khỏe hàng ngày, kê đơn điều trị, hướng dẫn chế độ ăn uống sinh hoạt, lấy mẫu xét nghiệm, đặc biệt phải xử lý cấp cứu chuyển tầng kịp thời; kết nối để vận chuyến kịp thời người bệnh từ cộng đồng lên tuyến trên. Rà soát, bổ sung nhân lực, đào tạo tập huấn, làm tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. |
Tác giả: Minh Lý
Nguồn tin: suckhoedoisong.vn