Học sinh viết văn tả bố làm chuyên gia tâm lý, đọc mà cười đau bụng

Thành Trịnh
Thế này chắc không ai dám làm chuyên gia tâm lý.

Học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 1, lớp 2 mới làm quen với thể loại văn miêu tả, cộng thêm sự ngây thơ, hồn nhiên của lứa tuổi nên nhiều em đã cho ra đời những áng văn "bất hủ", khiến cô giáo, bố mẹ và cư dân mạng được phen cười lăn lộn. Đôi khi trong nhà có bao chuyện từ hài hước đến xấu hổ, trẻ đều lôi ra kể tuốt tuồn tuột, không sót một chi tiết nào.

Mới đây, cư dân mạng lại có dịp cười đau ruột trước bài văn cực kỳ lầy lội của một học sinh tiểu học. Cụ thể khi được giao đề tài tả bố, em này đã có những dòng miêu tả bá đạo không đụng hàng:

Học sinh viết văn tả bố làm chuyên gia tâm lý, đọc mà cười đau bụng

bai-van-1-1722050534.jpeg

"Bố em làm nghề chuyên gia tâm lý. Bố em năm nay mới 40 tuổi nhưng ai cũng chê bố già thì bố nói tao suốt ngày suy nghĩ chuyện thiên hạ bảo sao không già. Bố em hay gọi các cô chú là thân chủ. Cứ mỗi lần mẹ nghe thấy là quát ngậu xị cả lên: Thân ông còn lo chưa xong thì lo được cho ai.

Cuối tháng bố đóng lương cho mẹ nhiều lắm, cả 3 triệu nên mẹ hay khen bố chã bỏ dính răng. Em thích nghề của bố nhưng mẹ nói mày là làm nghề đấy thì "mát" sớm con ạ. Nhìn bố mày có giống bình thường không. Em rất thích nghề tiktoker của mẹ".

Trên một diễn đàn tâm lý, nhiều người hài hước bình luận: "Phải công nhận cái nghề tâm lý nó mang cho mình cả những ám ảnh tâm lý"; "Mát" với bản thân chứ chưa từng mát với thân chủ đâu con yên tâm"; "Nhìn lại thấy mình cũng "mát mát" thật"... Không ít cư dân mạng nhận định, ông bố mà đọc được bài văn này hẳn vừa buồn cười vừa "tức sôi máu".

Người ta thường lo lắng bị người lạ hay bạn bè, đồng nghiệp "bóc phốt", tuy nhiên, có một chiếc "camera chạy bằng cơm" vẫn hằng ngày lia đôi mắt tinh tường, đôi tai siêu thính để "lưu trữ" những hoạt động xảy ra xung quanh mình. Đó chính là… những đứa trẻ.

Đâu chỉ mỗi ông bố này. Không tin thì thử "search" Google chút mà xem, đã có bao nhiêu bài văn bóc phốt người nhà từ bố mẹ đến anh chị em, ông bà. Bài nào bài nấy chỉ có thể dùng hai từ "bá đạo" mới có thể diễn tả hết độ thật thà nhưng siêu lầy của các ông tướng, bà tướng nhí.