Sau năm 2020, các trường THPT tự chủ về nhân sự
Về lộ trình thực hiện tự chủ nhân sự đến năm 2020, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT, cho biết đến năm 2016 đã có 14 trường CĐ, TCCN, trường chuyên biệt, trường mầm non trực thuộc Sở được phân cấp. Từ năm 2017 đến 2020, Sở tiếp tục phân cấp trong tuyển dụng đối với các trường chuyên, trường năng khiếu và 24 trường THPT. Sau năm 2020, 100% các trường THPT thực hiện tự chủ về nhân sự.
Cũng theo ông Sơn, trong năm học này, hoàn thiện các cơ chế tự đảm bảo các chi phí hoạt động thường xuyên đối với các đơn vị trực thuộc như trường THPT Nam Sài Gòn, mầm non Nam Sài Gòn, Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình trực thuộc Sở... Đưa 3 đơn vị trực thuộc Sở đang thực hiện mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập là trường THPT Lê Quý Đôn, Nguyễn Hiền, Nguyễn Du thành đơn vị sự nghiệp giáo dục tự đảm bảo chi thường xuyên.
Ông Lê Hồng Sơn nói thêm 2 vấn đề quan trọng của tự chủ là tài chính và nhân sự. Trong đó, tài chính chưa hoàn toàn tự chủ do còn vướng quy định thu nhưng phải đảm bảo mức trần. Hiệu trưởng Trường mầm non Nam Sài Gòn cho biết trường tự chủ hoàn toàn nhưng học phí của trường vẫn áp dụng theo quy định gần 20 năm nay. Với mức học phí như vậy, muốn đảm bảo mức chi thường xuyên trong hoạt động, trường phải thỏa thuận với phụ huynh, tổ chức các loại dịch vụ khác để có kinh phí trang trải.
Trước thực tế này, ông Đinh La Thăng khẳng định phải có mức trần, chất lượng giáo dục, nội dung học tập phải theo đúng quy định. Khuyến khích tự chủ thu đủ bù chi, không thể bao cấp mãi nhưng không thể thu lợi nhuận.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du. Đây là một trong 3 trường sẽ tự đảm bảo thu chi
Không có tiếng Anh thì sao hội nhập được
Với báo cáo của lãnh đạo Sở GD-ĐT, ông Thăng cho rằng mới chỉ đáp ứng tiêu chí tiên tiến, hiện đại chứ chưa có hội nhập. Ông Thăng đặt câu hỏi: “Mình có giáo viên theo chuẩn quốc tế được không, mục tiêu đến bao giờ? Giáo dục là quốc sách hàng đầu, không thể là lý thuyết mà phải thực tế, không thể để lương giáo viên có 3 triệu đồng/tháng, sao họ yêu nghề, say nghề”.
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, nói: “Khoảng 1/3 trường có cơ sở vật chất như trường quốc tế. Một số trường nếu so với Thái Lan, Malaysia, Philippines... còn tốt hơn với trang thiết bị hiện đại tiên tiến, phòng thực hành thí nghiệm... đảm bảo định hướng hội nhập. Một số giáo viên không sợ thiếu kiến thức mà còn ngại đổi mới vì còn phải đảm bảo học sinh đáp ứng mục đích thi cử”.Tiếp đến, ông Hiếu đề cập đến thực tế Bộ yêu cầu giáo viên tiếng Anh tiểu học phải đủ 23 tiết mới được hưởng lương phụ trội nên giáo viên bỏ việc nhiều và khó tuyển dụng.
Ông Thăng tỏ ra không đồng tình: “Không có tiếng Anh thì sao hội nhập được, phải mạnh dạn tháo gỡ, khó quá thì thí điểm. Giám thị tự trả lương được, còn tiếng Anh có thể làm được như vậy không, làm thế nào để mấu chốt cuối cùng là con em chúng ta học được tiếng Anh bài bản ngay từ bé”.
Công khai minh bạch để tạo sự đồng thuận
Kết thúc buổi làm việc, ông Thăng nhấn mạnh giáo dục phải đổi mới theo định hướng và hội nhập là nhu cầu cấp bách, TP phải đi nhanh hơn, giáo dục đào tạo phải đóng vai trò đầu tàu. Cùng với ưu tiên về ngân sách cần đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực. Đẩy mạnh tự chủ, xã hội hóa không làm giảm chất lượng, không làm tăng bức xúc trong nhân dân, công khai minh bạch là yếu tố hết sức cần thiết tạo sự đồng thuận trong phụ huynh. Giao việc tự chủ một phần hay toàn phần phải có lộ trình, mục tiêu cuối cùng là sản phẩm đầu ra phải tốt.
Còn vấn đề tự chủ tài chính, ông Thăng cho rằng phải chỉ đạo cân đối bố trí đủ vốn để đảm bảo giải ngân, đơn giản các thủ tục hành chính, xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị. “Cái nào khó khăn thì đề xuất thí điểm, mạnh dạn vận dụng, thực tiễn phong phú hơn so với quy định. Không thể một trường 20 năm rồi không thay đổi học phí”, ông Thăng nhấn mạnh.
Về lộ trình thực hiện tự chủ nhân sự đến năm 2020, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT, cho biết đến năm 2016 đã có 14 trường CĐ, TCCN, trường chuyên biệt, trường mầm non trực thuộc Sở được phân cấp. Từ năm 2017 đến 2020, Sở tiếp tục phân cấp trong tuyển dụng đối với các trường chuyên, trường năng khiếu và 24 trường THPT. Sau năm 2020, 100% các trường THPT thực hiện tự chủ về nhân sự.
Cũng theo ông Sơn, trong năm học này, hoàn thiện các cơ chế tự đảm bảo các chi phí hoạt động thường xuyên đối với các đơn vị trực thuộc như trường THPT Nam Sài Gòn, mầm non Nam Sài Gòn, Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình trực thuộc Sở... Đưa 3 đơn vị trực thuộc Sở đang thực hiện mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập là trường THPT Lê Quý Đôn, Nguyễn Hiền, Nguyễn Du thành đơn vị sự nghiệp giáo dục tự đảm bảo chi thường xuyên.
Ông Lê Hồng Sơn nói thêm 2 vấn đề quan trọng của tự chủ là tài chính và nhân sự. Trong đó, tài chính chưa hoàn toàn tự chủ do còn vướng quy định thu nhưng phải đảm bảo mức trần. Hiệu trưởng Trường mầm non Nam Sài Gòn cho biết trường tự chủ hoàn toàn nhưng học phí của trường vẫn áp dụng theo quy định gần 20 năm nay. Với mức học phí như vậy, muốn đảm bảo mức chi thường xuyên trong hoạt động, trường phải thỏa thuận với phụ huynh, tổ chức các loại dịch vụ khác để có kinh phí trang trải.
Trước thực tế này, ông Đinh La Thăng khẳng định phải có mức trần, chất lượng giáo dục, nội dung học tập phải theo đúng quy định. Khuyến khích tự chủ thu đủ bù chi, không thể bao cấp mãi nhưng không thể thu lợi nhuận.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du. Đây là một trong 3 trường sẽ tự đảm bảo thu chi
Không có tiếng Anh thì sao hội nhập được
Với báo cáo của lãnh đạo Sở GD-ĐT, ông Thăng cho rằng mới chỉ đáp ứng tiêu chí tiên tiến, hiện đại chứ chưa có hội nhập. Ông Thăng đặt câu hỏi: “Mình có giáo viên theo chuẩn quốc tế được không, mục tiêu đến bao giờ? Giáo dục là quốc sách hàng đầu, không thể là lý thuyết mà phải thực tế, không thể để lương giáo viên có 3 triệu đồng/tháng, sao họ yêu nghề, say nghề”.
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, nói: “Khoảng 1/3 trường có cơ sở vật chất như trường quốc tế. Một số trường nếu so với Thái Lan, Malaysia, Philippines... còn tốt hơn với trang thiết bị hiện đại tiên tiến, phòng thực hành thí nghiệm... đảm bảo định hướng hội nhập. Một số giáo viên không sợ thiếu kiến thức mà còn ngại đổi mới vì còn phải đảm bảo học sinh đáp ứng mục đích thi cử”.Tiếp đến, ông Hiếu đề cập đến thực tế Bộ yêu cầu giáo viên tiếng Anh tiểu học phải đủ 23 tiết mới được hưởng lương phụ trội nên giáo viên bỏ việc nhiều và khó tuyển dụng.
Ông Thăng tỏ ra không đồng tình: “Không có tiếng Anh thì sao hội nhập được, phải mạnh dạn tháo gỡ, khó quá thì thí điểm. Giám thị tự trả lương được, còn tiếng Anh có thể làm được như vậy không, làm thế nào để mấu chốt cuối cùng là con em chúng ta học được tiếng Anh bài bản ngay từ bé”.
Công khai minh bạch để tạo sự đồng thuận
Kết thúc buổi làm việc, ông Thăng nhấn mạnh giáo dục phải đổi mới theo định hướng và hội nhập là nhu cầu cấp bách, TP phải đi nhanh hơn, giáo dục đào tạo phải đóng vai trò đầu tàu. Cùng với ưu tiên về ngân sách cần đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực. Đẩy mạnh tự chủ, xã hội hóa không làm giảm chất lượng, không làm tăng bức xúc trong nhân dân, công khai minh bạch là yếu tố hết sức cần thiết tạo sự đồng thuận trong phụ huynh. Giao việc tự chủ một phần hay toàn phần phải có lộ trình, mục tiêu cuối cùng là sản phẩm đầu ra phải tốt.
Còn vấn đề tự chủ tài chính, ông Thăng cho rằng phải chỉ đạo cân đối bố trí đủ vốn để đảm bảo giải ngân, đơn giản các thủ tục hành chính, xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị. “Cái nào khó khăn thì đề xuất thí điểm, mạnh dạn vận dụng, thực tiễn phong phú hơn so với quy định. Không thể một trường 20 năm rồi không thay đổi học phí”, ông Thăng nhấn mạnh.
Đến năm 2030, học sinh tốt nghiệp THPT học tập, làm việc trong môi trường quốc tế TP xây dựng mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2030 với những tiêu chí như nhà trường tiên tiến hiện đại, học sinh học tập cả ngày trong trường, được giảng dạy phương pháp hiện đại, chú trọng phát triển tư duy sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu, có nền tảng tiếng Anh, tin học đạt chuẩn để có thể học tập, làm việc trong môi trường quốc tế sau khi tốt nghiệp THPT. Học sinh có thể chơi ít nhất một môn thể thao, có kiến thức về âm nhạc, mỹ thuật, có kỹ năng thực hành xã hội. |
Tác giả bài viết: VŨ HẠNH
Nguồn tin: