Theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit (Anh), từ tháng 11/2016 đến 11/2017, số lượng TV OLED bán ra chạm mốc 1,4 triệu chiếc, tăng gấp đôi sau một năm. Trong đó, thị phần của LG lên tới 92% quy mô của toàn cầu. Hãng tin Reuters cho biết, lợi nhuận quý I/2018 của LG đã tăng 77% so với quý trước.
Tầm nền OLED đón nhận những tín hiệu tích cực từ thị trường trong những năm qua. |
Thêm vào đó, IHS thậm chí còn dự đoán 71% doanh thu năm 2018 của mảng kinh doanh TV cao cấp sẽ thuộc về OLED, tăng 51% so với năm 2017. Một trong những đơn vị hưởng lợi lớn từ xu hướng này chính là LG do hãng hiện độc quyền sở hữu công nghệ sản xuất tấm nền này do công ty LG Display cung cấp.
Theo đại diện LG, nhà máy sản xuất màn hình thế hệ mới của hãng sẽ đi vào hoạt động tại Quảng Châu, Trung Quốc từ 2019. Nhà máy này sẽ giúp gia tăng sản lượng màn hình OLED của LG trong thời gian tới. Trước đó, sản lượng tấm nền OLED tăng đếm 90% trong ba quý đầu năm 2017.
Tại Việt Nam, LG, Sony và Panasonic là những hãng năng động trong cuộc đua OLED. Trước đó, để bước chân vào thị trường này, Sony đã tiến hành mua tấm nền từ LG Display để cho ra đời dòng sản phẩm đầu tay là Bravia A1 (năm 2017). Tới quý I/2018, hãng này tiếp tục giới thiệu mẫu OLED A8F với mức giá thấp hơn A1.
LG đưa công nghệ OLED lên đa dạng sản phẩm từ trung cấp đến cao cấp. |
Panasonic cũng đưa các sản phẩm TV OLED của mình đến gần hơn với người tiêu dùng bằng các mẫu EZ950, EZ1000. Tuy nhiên, EZ950 không hỗ trợ chuẩn HDR Dolby Vision như các đối thủ LG hay Sony mà thay bằng chuẩn mở HDR10 và HLG cho truyền hình.
Nhằm phát huy mức tăng trưởng và giữ vững vị trí trên thị trường, đầu năm nay, LG cũng đã đưa các sản phẩm mới tiên tiến nhất thế giới về Việt Nam. Những mẫu TV OLED mới 2018 của LG sở hữu thiết kế siêu mỏng thời trang, đem lại chất lượng hình ảnh và thông minh nhờ được tích hợp trí tuệ nhân tạo và chip xử lý thông minh.
Sản phẩm OLED của LG có thiết kế tinh tế, dễ dàng ứng dụng trong các không gian nhà ở hiện đại. |
Việc tích hợp chip xử lý thông minh α (Alpha) 9 giúp tái hiện hình ảnh sống động và có chiều sâu. Hơn 8 triệu điểm ảnh tự phát sáng và nền đen sâu tuyệt đối khiến khung hình trở nên chân thực. Cùng nền tảng trí tuệ nhân tạo ThinQ được tích hợp sẵn, người dùng còn có thể tận hưởng tính năng tiện lợi như ra lệnh điều khiển TV bằng giọng nói, kết nối với các thiết bị thông minh khác trong căn hộ (robot hút bụi, đèn thông minh, điều hòa không khí...
"Ngoài phân khúc cao cấp, những mẫu OLED tầm trung của LG có mức giá từ 50-100 triệu đồng cũng đón nhận lượng tiêu thụ tốt. Người dùng chọn công nghệ mới thay vì các dòng LCD công nghệ cũ mà mức giá lại tương đương", đại diện LG cho biết.