Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) có vị trí tại phía trái luồng hàng hải Hải Phòng, thuộc địa phận huyện Cát Hải, do Công ty TNHH Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng quản lý.
Cảng Hải Phòng trong hành trình vươn ra biển lớn..
Bến cảng nằm trong vùng nước cảng biển thuộc khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng đã được Bộ GTVT công bố tại Thông tư số 23/2019/TT-BGTVT ngày 21/6/2019.
Bến cảng có tổng chiều dài 750m với cầu cảng số 1 dài 375m, cầu cảng số 2 dài 375m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 50.000 DWT đầy tải và 145.000 DWT giảm tải với mớn nước (độ chìm của tàu) phù hợp, (tàu có trọng tải trên 100.000 DWT đến 132.900 DWT giảm tải mớn nước tối đa 14,3m, tàu có trọng tải trên 132.900 DWT đến 145.000 DWT giảm tải mớn nước tối đa 14,0m) cùng cầu cảng số 1A có chiều dài 150m, tiếp nhận tàu, sà lan sức chứa 100 teus (tương đương tàu trọng tải 2.000 DWT).
Theo quyết định, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng có trách nhiệm quản lý Nhà nước tại khu vực bến cảng, cầu cảng TC-HICT và được thu các khoản phí theo quy định, căn cứ điều kiện khai thác cầu cảng để cho phép tàu thuyền có trọng tải và mớn nước phù hợp ra, vào neo đậu, bốc xếp hàng hóa và thực hiện các dịch vụ hàng hải khác.
Công ty TNHH Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng có trách nhiệm thông báo cụ thể điều kiện khai thác và tổ chức khai thác vận hành cầu cảng đúng mục đích, rà soát, hoàn chỉnh và phê duyệt quy trình vận hành, khai thác, bảo trì công trình phù hợp với thiết kế cầu cảng theo quy định hiện hành.
Trong quá trình vận hành khai thác, Công ty TNHH Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá an toàn công trình để xử lý kịp thời khi phát sinh sự cố và duy tu, bảo trì cầu cảng, khảo sát thông báo hàng hải định kỳ độ sâu các khu nước trước cầu cảng, luồng vào cầu cảng và vũng quay trở tàu của cầu cảng theo quy định nhằm duy trì tình trạng, thông số kỹ thuật của công trình, bảo đảm hoạt động bình thường và an toàn khi sử dụng, khai thác.
Hơn 8.300 lượt tàu thông qua cảng biển trong tháng đầu năm
Theo số liệu từ Cục Hàng hải Việt Nam, trong tháng đầu năm 2024 có tổng số hơn 8.300 lượt tàu thuyền thông qua cảng biển Việt Nam. Con số này tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023.
Số lượt tàu quốc tế tăng mạnh với số lượt thông qua đạt 4.210 lượt, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượt tàu nội thông qua đạt 4.167 lượt, tăng 16%. Số lượt tàu xuất nhập cảnh đạt 511 lượt, tăng 10% và tàu chạy tuyến nội địa đạt 3.656 lượt, tăng 17%.
Số lượt tàu quốc tế thông qua cảng biển trong tháng 1/2024 tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023 (Ảnh minh họa).
Đối với các phương tiện thủy nội địa, trong tháng 1/2024, số lượt phương tiện thủy nội địa thông qua các cảng biển đạt 29.728 lượt, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2023. Số lượt phương tiện thủy nội địa đăng ký VR-SB thông qua đạt 4.514 lượt, tăng 17%.
Sự tăng trưởng về số lượt tàu biển thông qua các cảng biển của Việt Nam có sự tương ứng với mức tăng trưởng hàng hóa. Trong 1 tháng đầu năm 2024, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển cũng tăng trưởng mạnh khoảng 43% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 68,1 triệu tấn.
Lý giải về sự tăng trưởng này, Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng, do tháng 1/2024 là tháng cuối năm (âm lịch), thường có mức khối lượng thông qua cao (lượng hàng vận chuyển để chuẩn bị cho dịp Tết) được so sánh với tháng cùng kỳ là 1/2023 trùng vào dịp Tết là tháng có sản lượng hàng hóa thường thấp nhất trong năm.
Không chỉ tàu hàng, thị trường tàu biển du lịch quốc tế cũng có nhiều tín hiệu tích cực. Theo tìm hiểu của Báo Giao thông, trong dịp đầu năm 2024, nhiều tàu du lịch quốc tế như tàu du lịch 5 sao Westerdam, tàu Celebrity Solstice, tàu Spectrum of The Seas (quốc tịch Bahamas)...đã cập cảng biển Việt Nam, đưa hàng nghìn du khách đến Việt Nam trong thời điểm đầu năm.