Mỹ lo sợ hứng chịu cuộc tấn công hạt nhân

Admin
Mỹ xem xét kế hoạch bảo vệ 60 thành phố lớn của Mỹ khỏi ảnh hưởng của các cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học...

Lãnh đạo cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang của Mỹ (FEMA) đã cảnh báo mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng từ phía Triều Tiên và bắt đầu xem xét kế hoạch hành động để bảo vệ 60 thành phố lớn của Mỹ khỏi sự ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân - loại vũ khí gây chết người nguy hiểm nhất hiện nay.

 Mỹ lên kế hoạch ngăn chặn một đợt tấn công hạt nhân vào lãnh thổ của mình.

Cổng thông tin BuzzFeedNews cho biết, cuối tháng 8/2018 tại Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đã diễn ra một cuộc hội thảo với sự tham gia của Luis Garcia, thành viên của tổ chức FEMA. Đây là người có trách nhiệm phát triển và áp dụng các giải pháp chống lại các mối de dọa về ô nhiễm hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.

Theo vị quan chức này, trong cuộc xung đột nhiệt hạch hiện đại, sức mạnh của thiết bị nổ có thể dao động từ 100 đến 1000 kiloton. Được biết quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima ngày 06/08/1945 có đương lượng nổ 13 kiloton. Mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ chủ yếu từ Bắc Triều Tiên, khi mà năm ngoái họ đã thử nghiệm một quả bom với đương lượng nổ khoảng 250 kiloton.

Đại diện Viện quản lý thiên tai thuộc trường đại học Georgia (University of Georgia) nhấn mạnh rằng, thực tế này như một tín hiệu mạnh mẽ gửi đến chính phủ và buộc họ phải tìm biện pháp chống lại các mối đe dọa này.

Theo mô hình dự đoán những ảnh hưởng của vụ nổ được phát triển tại Phòng thí nghiệm quốc gia của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ tại Livermore có tính đến các điều kiện khí tượng ảnh hưởng đến hướng phát tán chất độc. Theo đó người dân phải nhanh chóng tìm cho mình nơi trú ấn an toàn, những nơi này cần có thiết kế sao cho giảm thiểu tác động của việc lan truyền sóng nổ, và người dân ở lại vị trí đó càng lâu càng tốt.

Điều này sẽ làm giảm nguy cơ chấn thương do bỏng nhiệt và bệnh tật do bức xạ của vụ nổ gây ra. Theo các chuyên gia, một đầu đạn có đương lượng nổ megaton nổ trong một đô thị đông dân cư có thể khiến hàng trăm nghìn người chết ngay lập tức và hàng triệu người bị thương.

Ông Garcia nói thêm rằng, cơ quan của ông đã đưa ra giả thiết Mỹ bị tấn công hạt nhân hoặc vũ khí sinh học... và nghiên cứu tìm ra phương pháp giảm thiểu thiệt hại gây ra.

Phó giám đốc chương trình dự trữ chiến lược quốc gia (SNS) trực thuộc Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC), ông Steve Adams cho biết, căn cứ vào kinh nghiệm từ thời đại “Chiến tranh Lạnh” và cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, cơ quan của ông đã chú trọng vào việc đảm bảo các loại thuốc thiết yếu. Tuy nhiên theo ông, tại thời diểm này Hoa Kỳ đang thiếu hụt các bác sĩ chuyên về bỏng. Tình hình trở lên phức tạp hơn khi hầu hết trong số bác sĩ hiện có đang làm việc trong môi trường đảm bảo với sức khỏe của mình, họ từ chối giao tiếp với bệnh nhân vì sợ tiếp xúc với bức xạ.

Thật không may nhiều bác sĩ lại cho rằng, để cứu sống trong tình trạng khẩn cấp này là vô ích bởi vì nhiễm phóng xạ và bệnh tật liên quan đến chúng khó có thể điều trị được.

Qua cuộc thử nghiệm cảnh báo trường hợp khẩn cấp qua điện thoại di động các nhà phân tích đã kết luận rằng, để ngăn chặn hiệu quả cuộc tấn công hạt nhân trước hết phải ngăn chặn tâm lý hoảng sợ và suy đồi tình cảm ở nhiều lực lượng trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông, cũng như tăng cường và nỗ lực thông báo sớm cho người dân về khả năng xảy ra thiên tai.