Nhà giàu thích đặt cây trầu bà ở chỗ này trong nhà, vừa đẹp vừa sang lại hóa giải tam tai, chiêu tài lộc

Huyền Lộc
Loại cây này được coi là biểu tượng mang đến nhiều tài lộc, thịnh vượng, may mắn cho gia chủ.

Trồng cây trầu bà trong nhà có tốt không?

Cây trầu bà có tên khoa học là Epipremnum Aureum, là một loại cây có lá dạng dây leo. Ở Việt Nam, cây trầu bà có các tên gọi khác như vạn niên thanh leo, hoàng kim, thạch cam tử hay hoàng tam điệp.

Thời xưa, đi đâu cũng có thể bắt gặp cây trầu bà trong sân nhà. Ngày nay, loại cây này là loại cây cảnh rất được yêu thích bởi có vẻ đẹp hút mắt, được xem mang đến nhiều tài lộc, thịnh vượng, may mắn cho gia chủ. Đó cũng là lý do tại sao loài cây này rất phổ biến, được nhiều người ưa thích và trồng trong nhà cũng như văn phòng.

nha-giau-thich-dat-cay-trau-ba-o-cho-nay-trong-nha-vua-dep-vua-sang-1-1721791859.png
Ảnh minh họa: Internet

Vị trí "đắc lộc-vượng tài" đặt cây trầu bà trong nhà?

Cây trầu bà được coi là biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng. Vì vậy thích hợp để đặt cây ở hai bên cửa ra vào của nhà ở hoặc văn phòng hay trong phòng khách, phòng họp, bàn làm việc. Tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc kỹ trước khi trồng cây trầu bà ở những vị trí dưới đây trong nhà:

nha-giau-thich-dat-cay-trau-ba-o-cho-nay-trong-nha-vua-dep-vua-sang-2-1721791859.png
Ảnh minh họa: Internet


Không đặt cây ở hai bên tủ tivi: Cây trầu bà có khả năng hấp thụ một phần bức xạ từ các thiết bị điện tử, nhưng bức xạ từ tivi thường quá lớn, khiến cây không phát triển tốt, lâu ngày lá sẽ chuyển sang màu vàng.

Không đặt cây trong góc tối và ẩm ướt: Cây trầu bà ưa bóng râm nhưng không nên đặt trong môi trường quá ẩm ướt. Thân cây và lá cần ánh sáng để quang hợp và sản xuất chất diệp lục. Ngoài ra, cây trầu bà trang trí trong nhà nên được chăm sóc thường xuyên, tránh để cây héo chết.

nha-giau-thich-dat-cay-trau-ba-o-cho-nay-trong-nha-vua-dep-vua-sang-3-1721791864.png

Cách chăm sóc cây trầu bà

Cây trầu bà có thể được trồng trong chậu như cây leo hoặc trồng rủ xuống từ giỏ treo. Nếu bạn trồng trầu bà từ giỏ treo, có thể uốn dây trầu bà lên tường.

Cắt tỉa bớt thân cây nếu cây mọc quá dài hoặc lởm chởm.

nha-giau-thich-dat-cay-trau-ba-o-cho-nay-trong-nha-vua-dep-vua-sang-4-1721791864.png
Ảnh minh họa: Internet


Bón phân định kỳ bằng phân bón cho cây. Thay chậu sau mỗi vài năm vào chậu lớn hơn một chút.

Lau sạch lá nếu lá bị bám bụi - việc này sẽ giúp lá dễ quang hợp và sản xuất chất diệp lục tốt hơn.

(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.