Giáo dục

Nhìn nhận ‘chảy máu chất xám’: Du học sinh về nước mới là cống hiến?

"Phải về nước làm việc sau khi đi du học mới được gọi là cống hiến. Vậy những người ở lại liên kết các tổ chức với VN gọi là gì"?, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Linh cho biết.

Vấn đề ngăn chặn "chảy máu chất xám” không còn mới mẻ ở Việt Nam. Gần đây, văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ về việc nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút, sử dụng có hiệu quả học sinh, sinh viên học tập ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp.

Một lần nữa, vấn đề thu hút nhât tài trở về nước sau khi du học được đặt ra...

Khái niệm “cống hiến” cần được hiểu rộng

PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với thầy Nguyễn Ngọc Linh, một giảng viên, một nhà nghiên cứu có nhiều năm kinh nghiệm đang sống và làm việc tại Úc về vấn đề này.

Thầy cho biết: “Tôi không đồng tình với khái niệm du học sinh phải trở về làm việc tại quê hương mới được gọi là cống hiến. Có nhiều ví dụ cho thấy du học sinh ở lại nước ngoài làm việc tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu hoặc các tổ chức… sau đó có nhiều cống hiến cho Việt Nam như quảng bá hình ảnh Việt Nam, xây dựng, làm cầu nối cho việc phát triển mối quan hệ của Việt Nam với các nước, các tổ chức, các trường ĐH trên thế giới.

Đó có phải là cống hiến không và cách làm việc như vậy có cần phải về nước thì mới gọi là cống hiến hay không?

Một vấn đề cần đặt ra đó là du học sinh sau khi về nước liệu họ có được làm những việc tương tự với công việc họ đang làm ở nước ngoài hay không?

du hoc sinh nuoc ngoai chay mau chat xam 1468226024
Tại sao cứ phải trở về mới gọi là cống hiến cho Đất nước.

Trên thực tế, các cơ quan, nhà nước rất đồng tình với việc du học sinh trở về sau khi hoàn thành khóa học nhưng những việc kiện tụng gần đây xảy ra với họ và đặc biệt là cơ chế "sống lâu lên lão làng"… không coi trọng những tài năng tri thức trẻ làm cho du học sinh ngán ngẩm nghĩ đến cảnh về nước.

Tôi rất ủng hộ du học sinh về nước làm việc. Nhưng tôi cũng ủng hộ họ ở lại làm việc tại nước ngoài với điều kiện: “Nếu người đó sau khi tốt nghiệp có được một công việc làm tại các trường ĐH, Viện nghiên cứu hoặc các tổ chức liên quan đến chuyên môn được đào tạo làm cầu nối giữa các cơ sở này với VN.

Ngược lại, với những du học sinh sau tốt nghiệp không xin được việc làm đúng chuyên môn thì hãy trở về VN xây dựng Tổ quốc".

Cần có yêu cầu đối với những du học sinh không trở về sau tốt nghiệp

Theo nhà nghiên cứu, Bộ GD&ĐT xây dựng đề án chống “chảy máu chất xám” không có nghĩa là hạn chế và “bắt buộc” những người có cơ hội làm việc ở nước ngoài phải quay trở về VN.

Bộ GD&ĐT nên xem xét đặc cách và tạo điệu kiện ở lại cho những du học sinh tốt nghiệp đã có công việc, có hợp đồng lao động của các trường ĐH, Viện nghiên cứu… thay vì bắt về nước thì nên thiết lập một mạng lưới những du học sinh ở lại làm việc…

Thầy Linh bày tỏ: "Hiện nay, rất nhiều các nhà nghiên cứu, giáo sư ở các trường ĐH gốc Việt đã tuyển và nhận rất nhiều sinh viên Việt Nam qua học. Những giáo sư này thường xuyên về VN để giảng dạy và làm nghiên cứu. Tôi cho rằng đó là sự đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của đất nước".

Bộ GD&ĐT nên có cách nhìn mới bằng việc xây dựng môi trường và cơ chế thích hợp cho những du học sinh về VN làm việc thông qua việc cấp kinh phí làm nghiên cứu. Tạo cơ hội trao đổi học thuật với các đối tác nước ngoài bằng việc các học sinh trực tiếp làm việc với bộ GD &ĐT, Bộ Khoa học… hơn là xét từ cấp cơ sở vì những hạn chế ở trên.

“Đã làm việc và cống hiến ở Úc gần chục năm nhưng tôi luôn nghĩ sẽ trở về VN làm việc. Như ở trên đã nói, tôi cũng như nhiều du học sinh khác đã nghĩ đến việc đóng góp cho sự phát triển của VN bằng cách nào cho phù hợp, chứ không phải về nước mới là cống hiến”, thầy Linh nói.

Tác giả bài viết: Cù Hiền

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP