Mới đây, báo chí phản ánh về việc hàng chục học sinh lớp 12 D4, Trường THPT Trần Phú, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội bất ngờ được sửa tăng điểm môn vật lý. Ông Phạm Đức Doanh, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú, khẳng định việc ông Đỗ Văn Thành, giáo viên vật lý, sửa lại điểm cho hàng chục học sinh là sai nguyên tắc nhưng đó là “vì cái tâm của người thầy”.
Ai đi xin điểm?
Có thể nói đến thời điểm gần kết thúc học kỳ 1 và cả năm học, nhiều địa phương, trường học thường xảy ra chuyện xin, nâng, sửa điểm cho học sinh. Giờ đây, nhiều người coi việc ấy là chuyện bình thường, không còn biết áy náy, xấu hổ, cắn rứt lương tâm. Vậy thì ai đi xin điểm, xin điểm với động cơ, mục đích gì?
Một số phụ huynh đi xin điểm vì muốn con em mình có kết quả “đẹp” trong các năm học, để được khen thưởng, nở mày nở mặt với thiên hạ; để đủ điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký, tham gia sơ tuyển vào các trường. Gặp những trường, giáo viên dễ dãi thì phụ huynh dễ dàng đạt được mục đích của mình.
Một số cán bộ quản lý đi xin điểm vì thành tích chung của nhà trường, của bản thân mình. Bằng vị trí, quyền lực có sẵn, các vị cán bộ quản lý biết cách “tác động, thuyết phục” thầy cô giáo “động lòng”, phải “có cái tâm” với học trò, quý bậc phụ huynh. Ban giám hiệu gợi mở như thế, các giáo viên, nhất là năm cuối cấp, phải “hiểu ý” và tự mình biết nâng điểm, cộng điểm như thế nào cho hợp lý, kín kẽ, không để những người “lắm chuyện” biết tới…
Kể cả một số giáo viên cũng bị bệnh thành tích sai khiến, lôi kéo; đến cuối học kỳ, cuối năm thấy tỉ lệ, kết quả điểm của học sinh các lớp mình giảng dạy thấp, ít điểm quá... bắt đầu chỉnh, sửa, nâng điểm hàng loạt, bằng chứng nhiều sổ điểm cá nhân đầy “vết tích” thay đổi điểm số. Thậm chí, có giáo viên còn dò tìm bài làm của học sinh lớp mình khi đã cắt phách, chấm chung để nâng điểm bài thi học kỳ cho học sinh với mục đích kết quả điểm thi của lớp mình không được phép tệ hơn các đồng nghiệp cùng khối.
Ai đi xin điểm?
Có thể nói đến thời điểm gần kết thúc học kỳ 1 và cả năm học, nhiều địa phương, trường học thường xảy ra chuyện xin, nâng, sửa điểm cho học sinh. Giờ đây, nhiều người coi việc ấy là chuyện bình thường, không còn biết áy náy, xấu hổ, cắn rứt lương tâm. Vậy thì ai đi xin điểm, xin điểm với động cơ, mục đích gì?
Một số phụ huynh đi xin điểm vì muốn con em mình có kết quả “đẹp” trong các năm học, để được khen thưởng, nở mày nở mặt với thiên hạ; để đủ điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký, tham gia sơ tuyển vào các trường. Gặp những trường, giáo viên dễ dãi thì phụ huynh dễ dàng đạt được mục đích của mình.
Một số cán bộ quản lý đi xin điểm vì thành tích chung của nhà trường, của bản thân mình. Bằng vị trí, quyền lực có sẵn, các vị cán bộ quản lý biết cách “tác động, thuyết phục” thầy cô giáo “động lòng”, phải “có cái tâm” với học trò, quý bậc phụ huynh. Ban giám hiệu gợi mở như thế, các giáo viên, nhất là năm cuối cấp, phải “hiểu ý” và tự mình biết nâng điểm, cộng điểm như thế nào cho hợp lý, kín kẽ, không để những người “lắm chuyện” biết tới…
Kể cả một số giáo viên cũng bị bệnh thành tích sai khiến, lôi kéo; đến cuối học kỳ, cuối năm thấy tỉ lệ, kết quả điểm của học sinh các lớp mình giảng dạy thấp, ít điểm quá... bắt đầu chỉnh, sửa, nâng điểm hàng loạt, bằng chứng nhiều sổ điểm cá nhân đầy “vết tích” thay đổi điểm số. Thậm chí, có giáo viên còn dò tìm bài làm của học sinh lớp mình khi đã cắt phách, chấm chung để nâng điểm bài thi học kỳ cho học sinh với mục đích kết quả điểm thi của lớp mình không được phép tệ hơn các đồng nghiệp cùng khối.
Việc sửa điểm sẽ gây mất công bằng trong đánh giá, xếp loại học sinh Ảnh: TẤN THẠNH
Một số cán bộ, giáo viên đi xin điểm đồng nghiệp của mình vì quan hệ bà con, thân thiết. Là cháu, là con của anh em đồng nghiệp mình, ai nỡ khắt khe, cho điểm dưới trung bình mặc dù những em học sinh đó học hành còn hạn chế, yếu kém nhiều? Nay mình giúp con cháu họ, những năm sau mình có con cháu đi học, họ sẽ giúp lại mình. Cái chủ nghĩa duy tình, các mối quan hệ chằng chịt của xã hội Việt Nam nói chung, ngành giáo dục nói riêng là như thế, vẫn còn nặng nề, chi phối, khó thể dứt bỏ được trong ngày một, ngày hai.
Thiếu công bằng trong đánh giá, xếp loại
Về quy định ghi điểm, sửa điểm, giáo viên nào cũng rành rọt, vững vàng. Lâu nay, có một số nhà trường đã công khai điểm số của học sinh trên trang điện tử nội bộ, qua sổ liên lạc điện tử theo đợt, học sinh và phụ huynh đều biết, góp phần minh bạch và đẩy lùi, giảm thiểu tình trạng tùy tiện, tự do nâng, sửa điểm ở cuối kỳ, cuối năm. Rõ ràng, việc nâng điểm, sửa điểm tùy tiện, chạy theo thành tích ảo… gây ra nhiều hệ lụy, không phản ánh đúng chất lượng dạy học, tạo ra sự thiếu công bằng trong đánh giá, xếp loại; một số học sinh có tư tưởng chủ quan, ỷ lại, thiếu động lực học tập và rèn luyện.
Chấm điểm, ghi điểm chính xác thực lực học tập của các em không phải là việc làm quá khó. Nó phụ thuộc nhiều vào nhận thức, trách nhiệm của nhà trường, thầy cô giáo. Nhà trường, giáo viên cần sớm rủ bỏ căn bệnh thành tích đã ngự trị lâu nay; đánh giá, ghi điểm một cách trung thực, chính xác để học sinh nghiêm túc thật sự trong học tập, rèn luyện. Đối với những em năng lực học tập còn hạn chế thì nhà trường có biện pháp phụ đạo, giúp các em lấy lại tự tin, kiến thức bị hẫng hụt. Đối với những em quá tệ thì mạnh dạn cho thi lại hoặc ở lại lớp. Việc làm này tốt cho tương lai của các em, đừng vì thành tích đẩy các em lên lớp hết khiến các em khổ sở, chán nản với cảnh “ngồi nhầm lớp” mà báo chí từng phản ánh không ít trường hợp “cười ra nước mắt”.
Tác giả bài viết: Đỗ Tấn Ngọc
Nguồn tin: