Lợi ích của chanh và dừa với sức khỏe
- Thông tin trên báo Thanh Niên cho biết: Chanh rất giàu vitamin C, thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, giúp da sáng mịn. Uống nước chanh hằng ngày có thể làm tăng nồng độ citrate trong nước tiểu, cản trở sự hình thành sỏi thận. Chanh còn rất giàu flavonoid, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy chanh chứa nhiều vitamin C, hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt, đặc biệt là sắt có nguồn gốc từ thực vật.
Ngoài vị ngọt tự nhiên và dưỡng ẩm, nước dừa còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm cả các khoáng chất mà nhiều người không có đủ.
Nó chứa kali, natri, magiê và canxi, các chất điện giải cần thiết giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng thích hợp trong cơ thể.
- Theo PLO, nước dừa là nguồn cung cấp nước tuyệt vời do hàm lượng nước và chất điện giải cao, khiến nó trở thành một lựa chọn đồ uống giải khát.
So với các loại đồ uống có đường khác, nước dừa có lượng calo thấp, khiến nó trở thành một lựa chọn lành mạnh hơn để giữ nước mà không cần thêm đường.
Nước dừa giàu kali có thể giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách chống lại tác dụng của natri trong chế độ ăn uống.
Một số nghiên cứu cho thấy nước dừa có thể giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu và độ nhạy insulin, mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Đặc tính lợi tiểu của nó có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận bằng cách thúc đẩy sản xuất nước tiểu và thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Lưu ý khi uống chanh và dừa
- Theo Thanh Niên, axit citric trong chanh có thể làm mòn men răng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng khi bạn tiêu thụ chanh nhiều và thường xuyên. những người mắc chứng trào ngược axit sẽ dễ bị ợ chua khi dùng quá nhiều chanh, đặc biệt lúc đói bụng. Những người bị dị ứng với trái cây có múi cũng có thể dị ứng với chanh.
Ngoài ra, nước ép trái cây có múi và nước chanh có thể khiến vết loét miệng bị kích ứng và trở nặng hơn.
- Dù nước dừa là loại đồ uống lý tưởng chứa nhiều chất bổ dưỡng nhưng nó lại có yếu tố “âm”, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp. Vì vậy, những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, bệnh tim do lạnh thì không nên uống. Ngoài ra, trong nước dừa hàm lượng chất béo rất cao 2% nên dùng hạn chế, uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
Chúng ta cũng nên tránh uống nước dừa vào buổi tối với nước đá. Đó là ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) rất dễ gây bệnh. Với người đánh võ hay đá bóng cũng kỵ dùng nước dừa trước khi thi đấu vì làm cho gân cơ rã rời, không thể chạy nhanh và sức bền được. Một số bệnh lý cần phải kiêng nước dừa vì có thể khiến bệnh nặng hơn hoặc gây biến chứng.
Uống nước nào tốt hơn?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ trên Báo Tri thức và cuộc sống, việc lựa chọn nước chanh hay nước dừa để bổ sung nước trong những ngày nắng nóng phụ thuộc vào sở thích, nhu cầu cũng như tài chính của từng cá nhân. Nhưng với nước dừa, bạn nên chọn mua loại quả tươi, còn vỏ để uống nhằm tránh mua phải quả có chứa chất bảo quản. Với chanh, một số loại có thể bị dùng chất bảo quản, thuốc trừ sâu hơn nước dừa. Vì vậy, tốt nhất trước khi vắt hoặc ép lấy nước nên rửa sạch vỏ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và thuốc trừ sâu bám trên vỏ.
Ngoài ra, bạn có thể chọn các loại nước ép trái cây, rau củ quả, cũng mang lại lợi ích cho cơ thể.