► Phạm Công Danh nghẹn ngào xin bán đất khắc phục hậu quả
► Đại án 9.000 tỷ: Phạm Công Danh bỏ tiền tỷ chi lãi ngoài?
► Đại án 9.000 tỉ đồng: Bản chất khoản vay mượn ngàn tỉ là gì?
► Đại án 9.000 tỉ đồng: Phạm Công Danh 'né' câu hỏi của tòa
► Đại án Phạm Công Danh: 9.000 tỉ đồng thất thoát đi đâu, về đâu?
► Vợ Phạm Công Danh kháng cáo đòi đồng hồ, nhẫn bị tịch thu
Ngày 13/1, phiên tòa xét xử phúc thẩm Phạm Công Danh và đồng phạm gây ra thất thoát 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam (VNCB) tiếp tục diễn ra.
Trong phiên tranh luận, các luật sư bào chữa cho bà Trần Ngọc Bích khẳng định thân chủ mình là… người bị hại. Các luận điểm luật sư đưa ra cho rằng những giao dịch của nhóm bà Bích tại VNCB là hợp pháp. Các luật sư cũng khẳng định thân chủ của mình không hề nhận lãi ngoài (các bị cáo gọi là tiền chăm sóc khách hàng).
Bà Trần Ngọc Bích đến dự phiên tòa ngày 13/11. Ảnh: Thăng Long.
Tại phiên tòa trước đó, VKS cho rằng ông Trần Quí Thanh (Tổng giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát) và bà Trần Ngọc Bích giúp sức cho bị cáo Danh chuyển 5.190 tỉ ra khỏi VNCB. Nguyên chủ tịch VNCB đã bác bỏ và nói: “Ông Thanh, bà Bích không phải là đồng phạm, họ hại tôi mới đúng”.
Trong phần tranh luận, các luật sư của bà Bích đề nghị CB (sau khi Nhà nước mua lại giá 0 đồng đã đổi tên VNCB thành CB - Ngân hàng Xây dựng) trả lại 5.190 tỷ cho bà Bích.
Theo các luật sư của bà Bích, số tiền này chuyển ra khỏi tài khoản bà Bích mà không có chữ ký chủ tài khoản là vi phạm quy định. Ngay tại phiên tòa, khi nghe quan điểm bào chữa của luật sư phía bà Bích, ông Danh lao tới trước vành móng ngựa xin được đối chất. Tuy nhiên, HĐXX bác yêu cầu của ông Danh, vì luật sư trình bài quan điểm chưa xong.
Ông Danh đòi đối chất khi nghe luật sư bảo "bà Bích là người bị hại". Ảnh: Thăng Long.
Về “đường đi” của dòng tiền này, sau khi được rút ra khỏi tài khoản của bà Bích, số tiền này được nâng thêm hàng chục tỷ (bị cáo Danh cho là tiền lãi) và chuyển vào tài khoản của ông Thanh. Bị cáo Phạm Công Danh đã liên tục đề nghị HĐXX triệu ông Thanh tới tòa đối chất, song ông chủ của Tân Hiệp Phát xin vắng vì bị bệnh.
Về 6 sổ tiết kiệm liên quan đến số tiền 300 tỷ đồng, luật sư đề nghị trả lại cho bà Dung, ông Phục, bà Trang. Trước đó bị cáo Phạm Công Danh từng khai việc rút 300 tỷ đồng không có hồ sơ vay từ 6 sổ tiết kiện đã có thỏa thuận trước với ông Trần Quí Thanh.
Số tiền gửi trong 6 sổ này từng được cả ba người đứng tên trên sổ thừa nhận là của ông Thanh.
Tác giả bài viết: Thăng Long
Nguồn tin: