Quảng Ninh: Một cựu chiến binh khai bắn cháy xe tăng Mỹ thời chiến tranh

Admin
Một bác cựu chiến binh (CCB) và là thương binh đến phán ánh với Báo Xây dựng là chính tay mình đã bắn cháy 1 chiếc xe tăng của quân Mỹ tại chiến trường Quảng Trị, trong mùa hè đỏ lửa năm 1972. Thành tích gần 1/2 thế kỷ bị lãng quên, giờ mới sực nhớ mong được đơn vị vinh danh, nhưng người CCB đề nghị từ năm 2015 nay vẫn chưa được.

 CCB thương binh Bùi Công Tuấn đề nghị đơn vị tôn vinh thành tích hạ thủ xe tăng Mỹ năm 1972.

Người CCB thương binh ấy là Bùi Công Tuấn, trú tại thôn Bạch Đằng I, phường Phương Nam, TP Uông Bí. Ông cho biết: Hồi kháng chiến chống Mỹ cứu nước bác ở Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 101, Sư đoàn 325, đơn vị chiến đấu ở mặt trận ở B5.

“Chiến sự 81 ngày đêm ở thành cổ Quảng Trị thì dài. Vào khoảng 11 giờ ngày 28/8/1972, tổ phục binh đánh chiến xa địch của Tiểu đoàn 2 gồm bác Bùi Công Tuấn, xạ thủ B41; Nguyễn Văn Quỳnh, xạ thủ B40; Nguyễn Văn Giảng, tiểu liên AK hộ vệ… đang mai phục ở làng Bích La Đông (đoạn cách chợ Sải khoảng 500m), xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, Quảng Trị thì phát hiện 2 xe tăng địch rầm rầm chạy đến. Đợi chúng vào đùng tầm ngắm, bác bình tĩnh bóp cò, quả đạn lửa hình hoa chuối bay đi, cắm phập vào tháp pháo chiếc M48 đi đầu. Bị trúng đạn, chiếc xe tăng địch bùng cháy, liền đó Nguyễn Văn Quỳnh bồi tiếp cho quả B40.

Tổ phục binh rút lui, để lại bãi chiến trường xác chiếc xe tăng M48 nghi ngút cháy. Khi viện binh của quân địch đến, vua chiến trường phản pháo, máy bay F4h không kích dữ dội nhưng ném bom đạn vào khoảnh đất không người”, bác CCB chia sẻ thêm.

Lịch sự Quân đội Nhân dân Việt Nam có ghi, quân Giải Phóng với quân Mỹ-Ngụy trong cuộc đọ súng quyết tử 81 ngày đêm tranh giành thành cổ Quảng Trị mùa hè năm 1972, có trận 7 xe tăng quân Giải phóng đối đầu với 130 xe tăng địch.

Tương quan lực lượng ta yếu hơn, đã chuyển sang lối đánh phòng ngự, lập các nhóm mai phục dùng súng bộ binh B40, B41 tiêu hao sinh lực địch. Trung đoàn 101, thuộc Sư đoàn 325 là đơn vị tiêu biểu với lối đánh phòng ngự tiêu diệt địch, góp phần cùng toàn chiến trường tiêu diệt 113 xe tăng, xe thiết giáp của Mỹ - Ngụy.

Bác CCB Bùi Công Tuấn cho biết: Ngày 16/9/1972 trong một trận chiến đấu với thủy quân lục chiến ngụy ở Cửa Việt, bác bị thương rồi về hậu cứ điều trị (nay là thương binh loại 4/4), khi chưa kịp báo công diệt xe tăng.

Nay cuộc chiến đã lùi xa, người lính tìm lại đồng đội những người bạn cùng chiến hào năm xưa, người còn kẻ mất, ôn lịch sử với những trận đánh “kinh điển” trong đời lính, để răn dạy con cháu luôn mài sắc tinh thần bảo vệ Tổ quốc.

Bác CCB thương binh Bùi Công Tuấn nhớ lại kỷ niệm đời lính huy hoàng và đau thương vuốt mắt cho bao đồng đội, chợt mong tìm lại giá trị tinh thần vô giá, như bị đánh mất hoặc chót để quên ở đâu đó.

Người CCB gần 70 tuổi lặn lội tìm về đơn vị cũ, tìm lại chiến trường xưa. Đất nước hòa bình giải trừ quân bị, đơn vị cũ giải thể, chiến trường đã trở thành thị trường. Sư đoàn 325 tuy vẫn còn phiên hiệu, nhưng cán bộ chiến sĩ thì ở tuổi con, tuổi cháu bác như không hiểu được thời bác cầm súng.

Thượng Tá Nguyễn Xuân Quí - Chủ nhiệm Phòng Chính trị Sư đoàn trả lời: Hồ sơ lưu trữ ở đơn vị không có trận đánh xe tăng đó. Tờ đơn trình báo trong tay bác Tuấn, có xác nhận của đồng đội: Nguyễn Văn Quỳnh, cùng tổ “tam tam” phục kích đánh địch trận đó và nguyên Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đức Việt, người trực tiếp chỉ huy xác nhận không có giá trị, như tờ giấy vụn.

 Ông Nguyễn Đức Việt nguyên Tiểu đoàn trưởng người chỉ huy trực tiếp CCB Tuấn nay cư trú ở xã Kiến Quốc, Kiến Thụy, Hải Phòng xác nhận người lính của mình bắn cháy xe tăng Mỹ là đúng sự thật.

CCB Bùi Công Tuấn phẫn nộ: Tôi tìm lại tích những người lính dũng cảm dùng súng bộ binh bắn cháy xe tăng hiện đại của Mỹ, mong được Nhà nước ghi công Trung đoàn bộ binh 101 bảo vệ thành cổ Quảng Trị, có cách đánh xé lẻ đơn vị thành những nhóm thợ săn nhỏ, mai phục tiêu hao lực lượng xe tăng địch, cho cuộc tổng tấn công lớn thắng lợi, thành tích chung của đơn vị có thành tích riêng của mình, mà chưa được.

Nguyện vọng CCB Bùi Công Tuấn đưa ra là chính đáng, các tư liệu lịch sử phải công phu kiểm chứng. Trong chiến sự nhiều tình huống éo le, có người chết không được công nhận liệt sĩ, có người 10 năm mang danh liệt sĩ, lại trở về. Đơn trình bày của CCB Bùi Công Tuấn có xác nhận của người cùng tổ chiến đấu và Tiểu đoàn trưởng, người chỉ huy trực tiếp chắc không có sự gian dối.

Sư đoàn 325 phải nghiêm túc xem xét, không trả lời CCB thương binh Bùi Công Tuấn vội vã bằng một văn bản không số được. Giải quyết tồn đọng sau chiến tranh là việc làm nghiêm túc thận trọng và lâu dài.