Rau má đại kỵ với những nhóm người nào?

Thành Trịnh
Trong y học cổ truyền và các bài thuốc dân gian, rau má thường được sử dụng thường xuyên vì nó mang lại những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, có phải ai cũng dùng được rau má?

Rau má (Centella asiatica) là một loại thảo mộc thuộc họ rau mùi tây, thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ayurvedic (Ấn Độ).

Rau má có chứa một số hóa chất có tác dụng làm giảm tình trạng sưng tấy và huyết áp. Ngoài ra, loại thảo mộc này cũng làm tăng sản xuất collagen.

Người ta thường sử dụng rau má để chữa bỏng và tuần hoàn máu kém. Nó cũng được sử dụng để điều trị sẹo, vết rạn da và nhiều tình trạng khác. Tuy nhiên, trang tin y tế WebMD khuyến cáo chưa có bằng chứng khoa học uy tín nào chứng minh những công dụng này.

rau-ma-1-1712195231.PNG

Ảnh: errorfoto/Getty Images

Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về tác dụng của rau má nhưng đều cho thấy các kết quả khác nhau.

Trong một nghiên cứu lâm sàng nhỏ, rau má giúp cải thiện chức năng nhận thức (kỹ năng ghi nhớ và tư duy). Tuy nhiên, theo một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp, rau má dường như không cải thiện chức năng nhận thức. Nhưng nó có thể cải thiện tâm trạng bằng cách tăng sự tỉnh táo và giảm bớt sự lo lắng.

Ngoài ra, ngày nay, rau má còn được sử dụng như một loại thuốc trợ tĩnh mạch. Nói cách khác, nhiều người sử dụng nó trong điều trị bệnh suy tĩnh mạch mạn tính (CVI). Ở bệnh này, các mạch máu gặp khó khăn trong việc lưu thông máu về tim. Vì vậy, bạn có thể bị sưng tấy do máu dồn lại ở chân.

Nhưng theo một nguyên cứu, phlebotonics (thuốc trợ tĩnh mạch) như rau má làm giảm nhẹ tình trạng sưng tấy so với giả dược, song dường như không chữa lành được vết loét nào.

Đối với tổn thương da do xạ trị (viêm da do phóng xạ), các nghiên cứu khác nhau cũng cho kết quả khác nhau. Trong khi thử nghiệm lâm sàng nhỏ cho biết rau má ở dạng thuốc mỡ có tên là Centiderm mang lại lợi ích cho những người bị vết thương bỏng thì nghiên cứu khác lại khẳng định việc bôi một loại kem có chứa chiết xuất rau má dường như không làm giảm tổn thương da do xạ trị (nghiên cứu thực hiện trên những bệnh nhân ung thư vú xạ trị).

Mặc dù thực tế rau má mang lại những lợi ích đáng kể nhưng không có đủ thông tin đáng tin cậy để xác nhận nó có thể trị một số loại bệnh nhất định hay không. Rau má chỉ giúp giảm các triệu chứng và góp phần hỗ trợ quá trình điều trị.

rau-ma-2-1712195232.PNG

Ảnh: Sakoodter Stocker/Adobe Stock (2)

Những ai không nên dùng rau má

Chiết xuất rau má có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi dùng trong tối đa 12 tháng. Nó sẽ gây buồn nôn và đau dạ dày nếu sử dụng quá nhiều.

Rau má có thể gây tổn thương gan nên những người mắc bệnh gan nên không nên sử dụng rau má để tránh khiến các vấn đề về gan trở nên tồi tệ hơn.

Rau má cũng có khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường thường được cảnh báo về việc dùng rau má cùng với một số thuốc trị tiểu đường.

Bà bầu, phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mong muốn có thai cũng được khuyến cáo không nên dùng rau má.

Đối với những ai chuẩn bị phẫu thuật, nên ngừng sử dụng rau má ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình vì nó có khả năng gây buồn ngủ quá mức nếu kết hợp với các loại thuốc dùng trong và sau phẫu thuật.