Đặt niềm tin vào kiếp luân hồi, muốn người đã khuất sớm siêu thoát nên một số nơi trên thế giới tồn tại hình thức mai táng kỳ dị đến khó tin.
Để xác người chết dưới gốc “cây thần”, Bali, Indonesia
Một ngôi làng nhỏ Teruyan ở Bali, Indonesia, tồn tại hình thức mai táng lộ thiên kỳ lạ. Người đã khuất được đưa tới nghĩa trang bằng phương tiện đặc biệt gọi là xuồng ba lá Pedau. Sau khi tiến hành các nghi lễ, người ta đặt xác chết vào hố sâu, không vùi lấp đi mà dựng hàng rào bằng tre nứa khá sơ sài bên ngoài như chiếc lồng.
|
Như vậy, thi thể người chết gần như phơi ngoài trời với nắng mưa. Nhưng kỳ lạ ở chỗ, xung quanh đó không hề bốc mùi hôi thối khó chịu, thậm chí còn thoảng hương thơm cây cối. Được biết, ngay gần khu vực mai táng là cây khổng lồ còn gọi là “cây thần”. Người dân địa phương tin rằng, cây thần này giúp bảo vệ linh hồn người yên nghỉ.
Điểu táng, Tây Tạng
Thiên táng hay điểu táng là hình thức mai táng quen thuộc của người dân ở Tây Tạng, Trung Quốc. Dù hình thức này rất kỳ lạ nhưng vẫn được lưu truyền đến nay.
|
Khu vực điểu tàng là nơi linh thiêng của người dân. Họ sẽ mang thi thể người chết lên nơi này, đặt ngoài trời để kền kền hay những loài chim ăn thịt , loài thú hoang tới rỉa. Dưới con mắt người ngoài, điểu táng là kiểu mai táng quá rùng rợn, nhưng người Tây Tạng lại cho rằng, đây là cách thể hiện sự rộng lượng, giúp linhh hồn người chết sớm siêu thoát lên trời.
Kiến táng
Quần đảo Solomon là đảo quốc của người Melanesia, nằm ở phía đông của Papua New, vẫn tồn tại nhiều phong tục nghi thức kỳ lạ, trong đó phải kể tới chuyện mai táng người chết bằng … kiến.
|
Có thể nói, đây là phong tục khác lạ rất độc đáo, là nét văn hóa riêng biệt mà tổ tiên người Melanesia để lại truyền qua nhiều thế hệ. Người quá cố được đưa tới nơi hoang vắng cách xa chỗ ở để đàn kiến rỉa dần phần thịt da bên ngoài, chỉ còn trơ lại hài cốt. Riêng phần hộp sọ được người nhà thu lượm và đặt trang trọng ở hòn đảo nhỏ Nusa Kunda như khu nghĩa trang. Ngoài ra, mỗi làng sẽ có miếu thờ riêng và họ thường mai táng thành viên trong làng ở đền này.
Quan tài treo trên vách núi
|
Bộ tộc Igorot ở vùng núi Sagada, phía bắc Philippines, từ lâu có tập tục đưa quan tài người đã khuất treo trên vách núi. Người dân tin rằng, nhờ đưa thi thể lên cao sẽ khiến người chết gần tổ tiên, linh hồn sớm siêu thoát và tránh được những con thú hoang. Nghi thức này được cho là bắt đầu cách đây hơn 2000 năm, duy trì đến ngày nay.
Treo quan tài trên vách đá cũng là hình thức cổ từ thời phong kiến ở Trung Quốc. Người ta tìm thấy một dãy gồm 113 cỗ quan tài treo trên núi với niên đại lên tới 1,200 năm tuổi ở vách đá và bên trong hang động tại Tỷ Quy, tỉnh Hồ Bắc. Đây là một trong những tập hợp các cỗ quan tài trên vách đá lớn nhất từng phát hiện thấy ở Trung Quốc từ trước tới nay.
Mai táng trên cây (mộc táng)
|
Một số nơi trên thế giới vẫn duy trì hình thức này. Thay vì chôn người chết xuống đất hay hỏa táng, họ bọc thi thể trong vải và treo lên cây. Người ta tin rằng, đây là cách giúp linh hồn sớm siêu thoát. Một số nơi còn lưu giữ hình thức mộc táng này như ở Tana Toraja, một vùng núi thuộc Indonesia; một số bộ tộc tại Australia.