Từ vụ Khaisilk, Con Cưng: Trách nhiệm nhà quản lý thị trường ở đâu?
Những vụ việc như Khaisilk hay dấu hiệu sai phạm của Con Cưng đã ít nhiều làm giảm uy tín của người tiêu dùng về sản phẩm, thương hiệu Việt.
Từ vụ Khaisilk, Con Cưng: Trách nhiệm nhà quản lý thị trường ở đâu?
Những vụ việc như Khaisilk hay dấu hiệu sai phạm của Con Cưng đã ít nhiều làm giảm uy tín của người tiêu dùng về sản phẩm, thương hiệu Việt.
Sau sự cố Khaisilk cắt mác hàng hoá Trung Quốc thành hàng hoá Việt Nam, Tổng cục Hải quan đã có văn bản chỉ đạo các Cục và Chi cục hải quan địa phương yêu cầu tăng cường việc kiểm tra xuất xứ nguồn gốc và nhãn hàng hoá.
Cục Thuế Hà Nội vừa cung cấp số liệu về việc thực hiện nghĩa vụ thuế của cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai (Hoàn Kiếm, Hà Nội), theo đó đã nộp 211,2 triệu đồng 9 tháng đầu năm nay.
Một số trang tin không rõ nguồn gốc đang tung tin bịa đặt việc “phong tỏa toàn bộ khối tài sản mà Tập đoàn Khaisilk đang có”, bịa đặt việc đề nghị cấm xuất cảnh với ông chủ Khaisilk.
Trao đổi với phóng viên Dân Trí sáng nay (31/10) về số lụa từ Trung Quốc mà Khaisilk nói nhập về Việt Nam, đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, trong sáng nay đã đề nghị Cục Công nghệ Thông tin truy xuất số lượng nhập khẩu lụa Trung Quốc về Việt Nam trong hệ thống dữ liệu điện tử và sẽ có báo cáo sớm nhất cho cơ quan chức năng và dư luận.
Việc sản phẩm tơ lụa thương hiệu Khaisilk bị người tiêu dùng (NTD) phát hiện cắt dán xuất xứ giả "Made in Vietnam" (sản xuất tại Việt Nam) thay vì đúng gốc là "Made in China" (sản xuất tại Trung Quốc) cũng đã phơi bày thực trạng gian lận thương mại có hệ thống của doanh nghiệp (DN) hiện nay.
“Chúng ta không chấp nhận việc dùng hàng ngoại dán nhãn thương hiệu sản phẩm trong nước làm giảm uy tín, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam làm ăn chân chính”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Đề cập hành vi giả nhãn mác của Tập đoàn Khaisilk, Chủ tịch TP HCM nói không chấp nhận những doanh nghiệp thiếu đạo đức, thiếu tôn trọng người tiêu dùng.
Một bài chia sẻ gây bão mạng xã hội vào ngày 17/10 đã bắt đầu cho scandal lớn nhất trong 30 năm tồn tại của Khaisilk. Người đàn ông từng khẳng định mình chưa bao giờ gặp rắc rối với facebook nay đã hiểu được sức mạnh của mạng xã hội khi khủng hoảng nổ ra, đến mức quyết định đóng cửa trang cá nhân.
Hiện 3 cửa hàng của công ty Khaisilk trên địa bàn TPHCM đã bị đóng cửa để cơ quan chức năng kiểm tra hàng hóa. Sở Công Thương TPHCM sẽ kiên quyết xử lý sai phạm của doanh nghiệp này, nếu có. Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho rằng không thể chấp nhận doanh nghiệp làm hàng gian, hàng giả.
Cửa hàng Khaisilk tại Hà Nội khai nhận khăn lụa "made in China" do nhu cầu đặt mua dịp 20/10 quá lớn, theo báo cáo của Quản lý thị trường Hà Nội.
Khaisilk thừa nhận bán lụa Trung Quốc gắn mác “made in Việt Nam” trong một thời gian dài. Thực tế việc hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt đã tồn tại từ lâu, chỉ có điều không ngờ một DN tiếng tăm như Khaisilk cũng lại đi theo con đường nhập nhèm “tranh tối tranh sáng” ấy. Và sau Khaisilk nếu làm nghiêm sẽ còn nhiều tên tuổi 'chưa bị lộ' được bóc trần.
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh cho biết bản thân bà từng rất nhiều lần được tặng lụa Khaisilk và đem tặng lại người khác mà không hề biết rằng đó là hàng giả.
Sau khi Khaisilk thừa nhận cung cách làm ăn tầm thường: cắt mác "made in China" để gắn mác "made in Vietnam" khiến nhiều người tiêu dùng phẫn nộ, các chuyên gia về thương hiệu, luật pháp lần lượt chia sẻ góc nhìn, đánh giá và tỏ rõ sự thất vọng đối với một thương hiệu Việt có bề dày 30 năm này.
Sau vụ Khaisilk bán lụa Trung Quốc, luật sư có hàng loạt câu hỏi: Khaisilk lừa người tiêu dùng khi nào, khách hàng có được bồi thường, vì sao cơ quan chức năng không phát hiện...
Trong vụ việc này, Khaisilk thừa nhận bán lụa Trung Quốc trong một thời gian dài và khối lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường rất lớn, nếu các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt và có đủ căn cứ thì có thể khởi tố hình sự vụ việc.
Sau khi thông tin một khách hàng tại Hà Nội “tố” sản phẩm khăn của Khaisilk là hàng được sản xuất tại Trung Quốc được gắn mác hàng sản xuất tại Việt Nam, mới đây doanh nhân Hoàng Khải, ông chủ của Tập đoàn Khaisilk đã thừa nhận những sản phẩm trên là hàng nhập từ Trung Quốc. Ông này cúi đầu xin lỗi khách hàng và hứa bồi thường thiệt hại.