Công trình Nhà chức năng Trạm Y tế xã Phùng Giáo (viết tắt là NCN-TYT Phùng Giáo) được UBND huyện Ngọc Lặc (tỉnh Thanh Hóa) thẩm định, phê duyệt tại Quyết định số 2802/QĐ-UBND ngày 30/7/2014 với tổng vốn đầu tư hơn 1,47 tỷ đồng từ Chương trình 135, riêng phần xây lắp chiếm trên 1,32 tỷ đồng.
Công trình gồm các hạng mục như: Nhà chức năng: quy mô nhà 1 tầng, móng bê tông cốt thép kết hợp xây đá, tường xây gạch chịu lực, trần bê tông cốt thép, mái lợp tôn chống nóng, diện tích sàn 183,9 m2. Các công trình phụ trợ gồm sân bê tông và cổng trạm y tế.
Ngày 13/8/2014, thay mặt chủ đầu tư, ông Lê Hồng Lâm - Chủ tịch UBND xã Phùng Giáo ký thông báo gửi Cty CP đầu tư và Xây dựng giao thông Hoàng Sơn, địa chỉ 04/71, Nguyễn Văn Trỗi, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa (công ty Hoàng Sơn) được chỉ định thầu thi công.
Công trình gồm các hạng mục như: Nhà chức năng: quy mô nhà 1 tầng, móng bê tông cốt thép kết hợp xây đá, tường xây gạch chịu lực, trần bê tông cốt thép, mái lợp tôn chống nóng, diện tích sàn 183,9 m2. Các công trình phụ trợ gồm sân bê tông và cổng trạm y tế.
Ngày 13/8/2014, thay mặt chủ đầu tư, ông Lê Hồng Lâm - Chủ tịch UBND xã Phùng Giáo ký thông báo gửi Cty CP đầu tư và Xây dựng giao thông Hoàng Sơn, địa chỉ 04/71, Nguyễn Văn Trỗi, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa (công ty Hoàng Sơn) được chỉ định thầu thi công.
Trạm y tế xã Phùng Giáo chỉ được xây với số tiền hơn 500 triệu?
Tuy nhiên, Công ty Hoàng Sơn lại không trực tiếp đứng ra thi công mà bốn ngày sau khi ký hợp đồng với UBND xã Phùng Giáo, Công ty Hoàng Sơn chính thức ký hợp đồng khoán trắng cho ông Đào Quang Sỹ, trú đội 3, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, một người không có bằng cấp chuyên môn, nhận xây lắp trọn gói với mức giá được thỏa thuận là 640.000 đồng/m2.
Hai bên thống nhất thực hiện phương thức “đóng cửa lấy tiền”. Ngay lập tức, ông Sỹ thuê người dân trong thôn xóm chính thức bắt tay thực hiện xây dựng công trình này với tổng thời gian quy định là 90 ngày, tính từ khi hạ móng.
Về vật liệu, ban đầu, công ty Hoàng Sơn cung cấp cho ông Sỹ thép đổ móng và một phần thép làm mái. Sau đó, ông Sỹ đảm nhiệm luôn toàn bộ việc mua vật liệu, thiết bị xây dựng nhưng thực hiện theo đúng ý kiến chỉ đạo của công ty Hoàng Sơn, trên nguyên tắc mua vật liệu càng rẻ, càng tốt.
Sau khi hoàn thiện công trình, ông Sỹ biết con số tiền thực mà công ty Hoàng Sơn nhận từ công trình lên đến hơn 1,4 tỷ đồng, nên đã làm đơn tố cáo những sai phạm của công trình mà ông trực tiếp làm dưới sự chỉ đạo của công ty Hoàng Sơn.
Ông Sỹ cho biết: “Tổng chi của công trình tôi được bỏ tiền mua vật tư và trực tiếp thi công cho đến lúc hoàn thành là 530 triệu đồng. Số tiền chênh lệch lên tới 900 triệu đồng có phải là tiền quyết toán ăn chia không?”.
“Chắc chắn công trình này không đảm bảo chất lượng. Tôi là người trực tiếp thi công theo mệnh lệnh của nhà thầu. Tôi biết rõ từng chi tiết, từng hạng mục nào làm không đúng thiết kế, không đúng quy chuẩn cho phép” - ông Sỹ khẳng định.
Hàng loạt sai phạm được UBND huyện Ngọc Lặc thanh tra và kết luận dân tố cáo đúng
Theo đơn tố cáo của ông Sỹ, ngày 21/6/2016, UBND huyện Ngọc Lặc đã có kết luận số 49/KL-UBND về công trình trạm y tế xã Phùng Giáo. Trong kết luận nêu rõ, 10 nội dung tố cáo thì có tới 7 nội dung đúng.
Đối với hạng mục xây cổng: Theo thiết kế là xây dựng hai trụ cột cổng mới nhưng chủ đầu tư, nhà thầu thi công không xây dựng 2 trụ cột cổng mới mà chỉ sửa chữa lại. Trong hồ sơ vẫn quyết toán xây cổng mới.
Đối với hạng mục sân bê tông: Theo thiết kế tổng diện tích đổ sân bê tông là 492 m2, bao gồm đổ sân bê tông trước và sau hai bên hồi nhà tuy nhiên nhà thầu đã chuyển 252 m2 đổ sân sau, hai bên hồi sang làm mái tôn hiên nối giữa nhà chức năng và nhà làm việc cũ.
Qua kiểm tra, nhà thầu chỉ cho đổ bê tông trước nhà chức năng với diện tích 179,6 m2, đổ bê tông đường ra nhà vệ sinh, xung quanh móng nhà diện tích 37,66 m2. Tuy nhiên trong hồ sơ quyết toán lại là 240 m2, chênh lệch 23 m2.
Các hạng mục khác như, thiết kế yêu cầu phải đổ bê tông lót nền trước khi lát, kiểm tra thực tế không có. Vậy nhưng, công ty Hoàng Sơn vẫn đưa vào hồ sơ quyết toán để rút tiền Nhà nước.
Hạng mục xây bể phốt, thiết kế xây tường gạch 220 kết hợp tường 110, song công ty Hoàng Sơn chỉ cho xây tường 110 và quyết toán theo đúng thiết kế.
Các hạng mục khác như át-to-mát, dây điện, téc nước, công ty Hoàng Sơn cũng làm không đúng thiết kế, bớt xén vật liệu. Đơn cử như téc nước phải lắp loại téc dung tích chứa 2.000 lít nhưng công ty Hoàng Sơn chỉ cho lắp téc loại dung tích chứa 1.500 lít. Bồn chậu rửa mặt, bồn vệ sinh được lắp đặt loại rẻ tiền nhất (750.000 đồng/bồn vệ sinh, 300.000 đồng/chậu rửa mặt)…
Các hạng mục thép mô men sàn, xà gồ mái tôn chống nóng, hạng mục đổ cột bê tông cũng mắc nhiều sai phạm.
Kết luận cũng chỉ rõ để xảy ra sai phạm, trách nhiệm thuộc về nhà thầu thi công không tổ chức thi công đúng như trong thiết kế đã được phê duyệt; Ban quản lý công trình không quản lý chặt chẽ để cho nhà thầu thi công sai thiết kế; Ban giám sát cộng đồng không giám sát chặt chẽ; Công ty TNHD tư vấn thiết kế xây dựng VITNEW được chủ đầu tư thuê giám sát nhưng giám sát không chặt chẽ, thiếu trách nhiệm, Chủ đầu tư; Phòng tài chính kế hoạch.
Mặc dù trong kết luận của UBND huyện Ngọc Lặc đã chỉ ra hàng loạt những sai phạm. Tuy nhiên, khi trao đổi qua điện thoại với PV, đại diện công ty Hoàng Sơn, ông Nguyễn Thọ Yên khẳng định: “Nguyên nhân chính dẫn đến tố cáo là do mâu thuẫn giữa Bí thư và Chủ tịch xã. Công trình trạm y tế chỉ là “vật tế thần” để hai ông “đấu đá” lẫn nhau. Vụ việc cũng đã được công an huyện, công an tỉnh vào kiểm tra, thanh tra huyện, thanh tra sở xây dựng cũng đã kiểm tra cả rồi. Cho đến giờ phút này, tôi khẳng định công trình đang rất tốt”.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thùy