Giáo dục

Trả lại 3 tháng hè cho học sinh: Đừng để trẻ bị áp lực nữa

Đó là ý kiến nhiều bạn đọc sau khi đọc các bài viết Trả lại 3 tháng hè cho học sinh và Ngành giáo dục đã làm cho học sinh mất vui đăng trên Thanh Niên ngày 5.6.

Ngành giáo dục đã làm cho học sinh mất vui

Phải có địa phương đi đầu

Cách mà Sở GD-ĐT Đà Nẵng làm là một bước đột phá vào thành trì nặng nề của phương cách giáo dục hiện nay. Điều này phải có địa phương tiên phong đi đầu. Tại sao học sinh nước ngoài học ít, có thời gian nghỉ hè, mà đất nước họ vẫn phát triển vượt bậc? Có phải vì thế hệ trẻ của nước ta tư duy kém, chỉ số IQ thấp nên đất nước bị tụt hậu? Theo tôi, phải tìm cách để làm sao các em, các cháu mặc sức sáng tạo, cống hiến nhiều hơn cho đất nước sau này, chứ không phải bị “mắc bệnh tự kỷ” hay trầm cảm hàng loạt từ chương trình học nặng nề hiện tại.
Lê Hoàng (Q.3, TP.HCM)

Còn đâu “nỗi buồn hoa phượng” ?

Mỗi dịp hè về, khi ve kêu, phượng nở, lại tràn ngập cảm xúc mùa hè. Về với gia đình, với khung cảnh làng quê với rất nhiều trò chơi, thoát ra khỏi gian phòng lớp học là một cảm xúc khó phai mờ. Vậy thì tại sao nền giáo dục của chúng ta không dành thời gian cho học sinh được nghỉ ngơi thoải mái một chút sau 9 tháng vùi đầu vào sách vở? Với cách giáo dục hiện nay, thì còn đâu “nỗi buồn hoa phượng”? Bài hát ấy rất hay, nhưng dường như không còn giá trị với học sinh mỗi dịp hè về.

Nguyễn Văn Bình (H.Long Khánh, Đồng Nai)

Sắp xếp lại thời gian học và chơi

Theo tôi, ngành giáo dục nên có một đề án sắp xếp lại thời gian học và chơi cho học sinh. Đừng để các em mụ mị vì bài vở. Cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên lên lịch mấy tháng hè cho con cái mình, lúc nào học lúc nào chơi. Đặc biệt, phải chọn các tour du lịch (nếu có điều kiện) hoặc về vùng quê và đừng cho các em tiếp xúc quá nhiều với bài vở trong 3 tháng hè. Trong khi chưa có một thời gian biểu từ nhà trường thì phụ huynh phải tự lo việc này thôi.

Phan Vinh (H.Bình Chánh, TP.HCM)

Ba điều kiến nghị với bộ GD-ĐT

Tôi vẫn thường tự hỏi, không biết nền giáo dục bây giờ sẽ đưa con cháu của mình đi về đâu? Vì vậy, tôi rất cảm ơn Báo Thanh Niên đã đưa ra chủ đề này để bàn luận. Diễn đàn sẽ rất được các bậc phụ huynh chú ý và tham gia. Vì nhiều thế hệ hiện tại và tương lai cho đất nước này, nên tôi mạo muội có 3 ý kiến như sau: Thứ nhất: Bộ GD-ĐT phải xem cách mà Đà Nẵng làm có nhận được sự ủng hộ của phụ huynh cả nước hay không? Thứ hai: Là một phụ huynh, tôi không bao giờ muốn con mình phải vùi đầu vào sách vở cả ngày lẫn đêm; Thứ ba: Cần có một cuộc trưng cầu ý kiến để thay đổi thời gian biểu, lịch trình học của học sinh, theo phương pháp thực nghiệm, chứ không phải lệ thuộc, cứ học thuộc lòng là điểm cao.

Lê Thị Lệ (Q.12, TP.HCM)

buiquoctuan uqxf

Nguyễn Hưng (TX.Dĩ An, Bình Dương)

An Phong - Bùi Chiến (thực hiện)
Ai cũng hiểu kỳ nghỉ hè thú vị như thế nào, thế nhưng trong nhiều năm vừa qua, ngành giáo dục đã “cải tiến” 3 tháng nghỉ hè theo cách vừa học vừa “nghỉ phân đoạn”, khiến việc nghỉ ngơi của các em không được thông suốt như cách nghỉ “truyền thống” trước đây. Vì vậy, phục hồi 3 tháng nghỉ hè cho học sinh là rất cần thiết và phù hợp. Chính vì được nghỉ hè như vậy nên ngày khai giảng thực sự là ngày hội đầy háo hức của những ai từng cắp sách đến trường!

Bùi Quốc Tuấn (H.Đức Hòa, Long An)
nguyenhung culy
Tôi ủng hộ việc cho học sinh nghỉ 3 tháng hè như đề xuất của ngành giáo dục TP.Đà Nẵng. Tuy nhiên, do điều kiện mỗi địa phương, từng vùng miền khác nhau, cho nên cần cân nhắc và có kế hoạch phù hợp cho con em chúng ta nghỉ ngơi hợp lý, nhưng đồng thời không ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của phụ huynh, nhất là phụ huynh đang làm công nhân ở các công ty, xí nghiệp. Trong suốt 9 tháng, các em đã “chiến đấu” với bài vở quá nhiều rồi, do vậy nên để cho con em chúng ta nghỉ ngơi thoải mái.

Tác giả bài viết: Ban CTBĐ (tổng hợp)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP