Giáo dục

Trang trại của… trường bán trú vùng cao

Không chỉ chủ động nguồn thực phẩm cung cấp bữa ăn cho hơn 300 học sinh bán trú, mà mô hình trang trại trồng rau, nuôi lợn của thầy và trò trường PTDTBT THCS Nậm Típ - huyện Kỳ Sơn đã trở thành mô hình đầy tính sáng tạo, vừa giúp học sinh ăn uống đủ chất hơn, vừa là môi trường giáo dục kỹ năng sống hiệu quả.

Với chế độ mỗi em được hỗ trợ 460 ngàn đồng và 15kg gạo mỗi tháng thì bữa cơm để đủ no, đủ chất quả là một thử thách không hề đơn giản đối với nhà trường

Sau nhiều năm mày tìm cách cải thiện, nâng cao chất lượng bữa cho hoc sinh bán trú, năm học 2014-2015, thầy Nguyễn Công Danh - Hiệu trưởng trường PTDTBT THCS Nậm ra một quyết định táo bạo: vận động giáo viên và các em học sinh khai hoang mảnh đất rộng 4.000m2 bên kia suối làm vườn trồng rau.

1images1325836 2016 11 05 194751
2images1325838 2016 11 05 194808
Mùa nào, rau nấy, vườn rau nhà trường luôn xanh tốt

Sau hai tháng miệt mài, thầy và trò tập trung khai hoang, cải tạo đất, làm rào không quản nắng mưa, cuối cùng đất cũng không phụ công người, từ mảnh đất hoang ngày trước, thì nay đã trở thành vườn rau xanh tươi, đáp ứng đủ nhu cầu rau xanh cho gần 300 học sinh và cán bộ, giáo viên yên tâm bám trường bám lớp. Cuộc sống sinh hoạt và học tập của các em cũng ổn định, hiện tượng học sinh bỏ học giảm hẳn, tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày một tăng.

3images1325839 2016 11 05 195200
4images1325840 2016 11 05 195239
Nhà trường tận dụng nguồn thức ăn thừa để nuôi lợn. Chuồng trại nhà trường luôn có từ 10-16 con lợn

Không chỉ làm vườn trồng rau mà nhà trường còn đầu tư xây dựng chuồng trại, mua lợn giống về nuôi. Trong chuồng trại nhà trường luôn duy trì từ 10 đến 16 con lợn. Ngoài nguồn thức phải mua thì các phụ phẩm của vườn rau và đồ thừa, đều được tận dụng để làm thức ăn cho đàn lợn. Do vậy, mà các em học sinh bán trú trong trường luôn được đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, tươi ngon, giúp các em phát triển thể chất.
5images1325841 2016 11 05 194945
Những bữa cơm đã đủ dinh dưỡng hơn từ nguồn tự cung tự cấp

Em Học Bá Phong - học sinh lớp 6C nói: Nhà ở xa nên em ở lại bán trú, tranh thủ thời gian rảnh rỗi, thì em cùng tất cả các bạn, thầy cô làm vườn rau để đưa về cho các em ăn. Ở trường thì đầy đủ và ngon hơn ở nhà, bữa ăn hàng ngày thì ngày thì có cá, ngày thì có thịt, còn rau thì bữa nào cũng có, ăn uống đầy đủ và được nhà trường và bố mẹ nấu ăn quan tâm.
6images1325842 2016 11 05 195145
Học trò cũng vắng học nhiều hơn

7images1325843 2016 11 05 195046
Tỷ lệ học sinh bỏ học đã giảm hẳn

Sự sáng tạo của nhà trường và thầy hiệu trưởng Nguyễn Công Danh không chỉ dừng lại ở sự khen ngợi mà đó còn là sự chuyển mình, gỡ bỏ dần tâm lí trông chờ ỷ lại từ bao đời của đồng bào nơi đây. Thầy Nguyễn Hồng Hoa - Trưởng Phòng giáo dục và đào tạo huyện Kỳ Sơn đánh giá: Trường Nậm Típ nằm ở vùng rất khó khăn. Mô hình tăng gia sản xuất của nhà trường ngoài việc giúp các em tạo ra sản phẩm phục vụ bữa ăn hàng ngày, đã giáo dục kỹ năng sống cho các em để các em yêu lao động và biết áp dụng các tiến bộ KHKT vào lao động sản xuất.

Với cách làm sáng tạo, bắt đầu từ những công việc thật bình dị và gần gũi, thầy và trò trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Nậm Típ đã nghĩ ra những cách làm rất thiết thực, ý nghĩa để giải quyết những khó khăn thực tế đang gặp phải.

Tác giả bài viết: Lữ Phú - Duy Khánh

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP