Trượt đại học, nữ sinh buồn suốt mấy năm dẫn đến trầm cảm, mẹ đưa đến bệnh viện kiểm tra thì đột ngột biến mất: Cảnh sát liền vào cuộc

Thành Trịnh
Qua câu chuyện này, một thông điệp mà ai cũng có thể cảm nhận được là thất bại không đáng sợ như ta tưởng, điều quan trọng phải biết cách vượt qua.

Trong quan niệm của nhiều người, đại học là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Vậy nên, ai cũng cố gắng học tập thật tốt trong suốt quá trình ngôi trên ghế nhà trường để hoàn thiện ước mơ mang tên đại học. Tuy nhiên cũng chính vì thế, nhiều em rơi vào trạng thái trầm cảm, "đứt gánh giữa đường" giấc mơ đại học của mình chỉ vì áp lực học tập quá lớn.

Câu chuyện của nữ sinh tên Kỳ Kỳ đến từ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) cách đây 7 năm trước là ví dụ điển hình. Vì không trúng tuyển vào ngôi trường mà bản thân yêu thích, nên nữ sinh này đã bị trầm cảm nặng và phải vào bệnh viện để chữa trị.

truot-dai-hoc-1-1723086254.jpg

Nữ sinh được mẹ đưa đến bệnh viện kiểm tra

Tuy nhiên vào khoảng 11 giờ sáng ngày 3/11/2017, đồn cảnh sát Tân Kiều bất ngờ nhận được báo cáo từ bà Dương - mẹ của nữ sinh này, rằng khi bà đi cùng con gái đến bệnh viện để gặp bác sĩ, chỉ vì một vài phút sơ sảy mà con gái bà đột nhiên bỏ đi đâu đó một mình. Vì quá hoảng loạn, nên bà Dương không thể khai báo một cách đầy đủ và rõ ràng được. Để mọi chuyện không đi quá xa, một vài cảnh sát được điều động đến hiện trường để xem xét tình hình, trong khi đó những người khác ở lại để lấy thêm lời khai từ người mẹ.

Sau khi trấn tĩnh trở lại, bà Dương chia sẻ thêm với cảnh sát, Kỳ Kỳ năm nay 25 tuổi và cô học giỏi từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên không may trong kỳ thi đại học vào vài năm trước, Kỳ Kỳ đã thi trượt vào Đại học Thanh Hoa - trường đại học top đầu tại Trung Quốc.

Dù sự việc trượt đại học đã xảy ra từ lâu, nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến Kỳ Kỳ. Đặc biệt là sau khi Kỳ Kỳ kết hôn và sinh con, mọi thứ càng tồi tệ hơn cả. Không đành lòng thi thấy con như vậy, cô Dương liền đưa con gái đến bệnh viện kiểm tra. Khi chuẩn bị trả viện phí, quay đi quay lại cô đã không thấy Kỳ Kỳ đâu. Vì không thể tìm thấy con gái mình và sợ rằng điều chẳng lành sẽ xảy ra với đứa con đáng thương của mình, bà đã gọi cảnh sát để được giúp đỡ.

Nhanh chóng, cảnh sát bắt đầu tìm kiếm những địa điểm xung quanh bệnh viện, kiểm tra camera an ninh thì phát hiện Kỳ Kỳ đã rời bệnh viện. Bằng kỹ năng nghiệp vụ của mình, cảnh sát bắt đầu tản đi tìm kiếm.

Trượt đại học, nữ sinh buồn suốt mấy năm dẫn đến trầm cảm, mẹ đưa đến bệnh viện kiểm tra thì đột ngột biến mất: Cảnh sát liền vào cuộc

truot-dai-hoc-2-1723086255.jpg

truot-dai-hoc-3-1723086255.jpg

Camera an ninh thu lại hình ảnh của Kỳ Kỳ

Sau 6 giờ tìm kiếm, đến khoảng 6 giờ chiều cùng ngày, cảnh sát tìm thấy Kỳ Kỳ bên cạnh ao của một hộ gia đình cạnh bệnh viện. Khi nhìn thấy cảnh sát, Kỳ Kỳ miễn cưỡng nói chuyện với cảnh sát, vẻ mặt chán nản và lo lắng, sau đó cảnh sát đã đưa Kỳ Kỳ trở lại bệnh viện.

Để cô nàng ổn định cảm xúc, cảnh sát còn phải thực hiện "tư vấn tâm lý". Thông qua cuộc trò chuyện, Kỳ Kỳ giãi bày với cảnh sát về những tổn thương bên trong mình nhiều năm qua, và cô đã suy nghĩ rất nhiều về việc mình không được nhận vào Đại học Thanh Hoa. Trong khi đó, mối quan hệ của cô với chồng có nhiều trục trặc. Sau khi sinh con, cô chỉ có thể ngủ vài tiếng mỗi ngày vì phải thức để chăm sóc con cái. Nhiều thứ dồn nén, khiến chứng trầm cảm của Kỳ Kỳ trở nên tồi tệ hơn.

Sau khi hiểu rõ sự việc, cảnh sát đã mở lời khuyên nhủ với Kỳ Kỳ: "Cuộc sống không chỉ có một lối đi, phải dám đối diện với giông bão, khắp nơi đều có thể thấy cầu vồng. Một lần thất bại không đồng nghĩa với thất bại cả đời, nhưng một lần trốn tránh có thể sau này sẽ hối tiếc. Trong đời người, chỉ khi dám đối mặt với thất bại của chính mình thì mới có thể trưởng thành".

Nghe xong lời khuyên của cảnh sát, Kỳ Kỳ cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm hơn nhiều, lời nói của cảnh sát cũng giúp cô ấy xoa dịu những tổn thường trong lòng. Cô nàng chia sẻ, mình sẽ không còn nghĩ đến những điều cực đoan nữa, sẽ chữa trị tốt và nỗ lực hồi phục sớm nhất có thể.

Kết

Trong đời sống, thất bại là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, thất bại không phải là điều đáng sợ nếu ta biết cách đối mặt và vượt lên chúng. Bởi vì khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác lại sẽ mở ra.

Có người từng nói cuộc sống là hành trình liên tiếp của những thử thách và thất bại, nhưng chính từ những vấp ngã ấy, ta học được cách đứng dậy và tiếp tục bước đi. Thất bại không phải là dấu chấm hết, nó chỉ là dấu phẩy trên con đường chinh phục mục tiêu. Mỗi lần ta thất bại, ta học được một bài học quý giá, ta trở nên mạnh mẽ hơn.

Nhìn nhận thất bại như một cơ hội để phát triển bản thân là chìa khóa để mở cửa thành công. Khi một cánh cửa đóng lại, thường thì một cánh cửa khác sẽ mở ra, miễn là ta có đủ kiên nhẫn và quan sát để nhận ra nó. Đôi khi, thất bại còn là một dấu hiệu nhắc nhở ta rằng có thể đã đến lúc cần thay đổi hướng đi, mở lòng đón nhận con đường mới mẻ và hứa hẹn hơn. Cuối cùng, mỗi thất bại là một bước đệm, một phần không thể thiếu trên hành trình phấn đấu và khẳng định mình.

Vậy nên, hãy đối mặt với thất bại bằng một tâm thế lạc quan, tiếp tục hành trình của bạn với niềm tin và hy vọng, bởi vì cơ hội luôn đến với những ai không ngừng tìm kiếm và sẵn sàng nắm bắt.

Tổng hợp