Tại hội thảo khoa học “Đào tạo giáo viên tại các trường Đại học đa ngành đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” vào ngày 17/5/2016, PGS.TS Bùi Văn Quân, Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội đưa ra con số đáng lo ngại. Đó là:
Từ năm 2013 đến nay, Bộ GD&ĐT yêu cầu mỗi năm giảm 10% chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm nhưng theo dự kiến đến năm 2020, hệ thống giáo dục không thể tuyển dụng hết số giáo viên mới tốt nghiệp ra trường, thừa khoảng 41.000 người đối với bậc tiểu học, 12.200 người đối với bậc THCS và 16.900 đối với bậc THPT.
PGS.TS. Bùi Văn Quân đưa ra thống kê, hiện nay trên cả nước có 108 cơ sở đào tạo giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông, bao gồm 9 trường Đại học sư phạm, 1 trường Đại học giáo dục, 31 khoa, ngành sư phạm trong các trường Đại học đa ngành, 35 trường Cao đẳng sư phạm, 19 khoa, ngành sư phạm trong các trường Cao đẳng đa ngành, 3 trường trung cấp sư phạm và 10 trường Trung cấp chuyên nghiệp.
Nhìn nhận về những con số trên, TS. Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&Đ) cho rằng:
“Thứ nhất, loại nhân lực giáo viên là loại nhân lực đặc biệt, phải chấp nhận theo quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia vì các trường chủ yếu là trường công, giáo viên được coi là biên chế nhà nước, biên chế thì sẽ có lúc rất thiếu, lúc rất thừa.
Thiếu khi lượng lớn giáo viên đến độ tuổi nghỉ hưu nhưng nếu vẫn duy trì quy mô đào tạo thì sau một thời gian ngắn khi bổ sung đủ sẽ chuyển từ thái cực rất thiếu sang rất thừa.
Từ năm 2013 đến nay, Bộ GD&ĐT yêu cầu mỗi năm giảm 10% chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm nhưng theo dự kiến đến năm 2020, hệ thống giáo dục không thể tuyển dụng hết số giáo viên mới tốt nghiệp ra trường, thừa khoảng 41.000 người đối với bậc tiểu học, 12.200 người đối với bậc THCS và 16.900 đối với bậc THPT.
PGS.TS. Bùi Văn Quân đưa ra thống kê, hiện nay trên cả nước có 108 cơ sở đào tạo giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông, bao gồm 9 trường Đại học sư phạm, 1 trường Đại học giáo dục, 31 khoa, ngành sư phạm trong các trường Đại học đa ngành, 35 trường Cao đẳng sư phạm, 19 khoa, ngành sư phạm trong các trường Cao đẳng đa ngành, 3 trường trung cấp sư phạm và 10 trường Trung cấp chuyên nghiệp.
Nhìn nhận về những con số trên, TS. Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&Đ) cho rằng:
“Thứ nhất, loại nhân lực giáo viên là loại nhân lực đặc biệt, phải chấp nhận theo quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia vì các trường chủ yếu là trường công, giáo viên được coi là biên chế nhà nước, biên chế thì sẽ có lúc rất thiếu, lúc rất thừa.
Thiếu khi lượng lớn giáo viên đến độ tuổi nghỉ hưu nhưng nếu vẫn duy trì quy mô đào tạo thì sau một thời gian ngắn khi bổ sung đủ sẽ chuyển từ thái cực rất thiếu sang rất thừa.
TS. Lê Viết Khuyến. Ảnh Xuân Trung
Thứ hai, quy mô giáo viên phụ thuộc vào học sinh, có thời kỳ thực hiện chính sách phổ cập thì giáo viên thiếu nên phải mở nhiều trường sư phạm, đến khi quy mô học sinh chững lại thậm chí giảm đi thì lượng giáo viên cần tới cũng giảm đi, dẫn tới thừa”.
Đánh giá về mô hình, phương thức đào tạo giáo viên hiện nay, TS.Lê Viết Khuyến phân tích:
“Trước đây có chính sách phân loại giáo viên, phân loại chức năng quản lý đào tạo giáo viên.
Ví dụ, các trường Đại học sư phạm thì đào tạo giáo viên bậc trung học phổ thông, các trường địa phương đào tạo giáo viên bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sở nhưng hiện nay các trường Đại học đào tạo tất cả từ mầm non đến trung học phổ thông.
Trong tình hình thực tế, khi các trường Đại học “ôm” hết việc đào tạo như vậy sẽ dẫn đến các trường địa phương không có sinh viên, hoặc sinh viên tốt nghiệp không có việc làm. Bởi các địa phương khi tuyển chọn cũng tuyển sinh viên tốt nghiệp Đại học sư phạm”.
“Cho nên, nếu không có chính sách đào tạo giáo viên theo hướng khác mà cứ theo kiểu đào tạo của nền kinh tế kế hoạch hóa khi nhu cầu giáo viên lớn thì tình trạng thất nghiệp sẽ vẫn tiếp tục.
Hơn nữa, cơ chế tuyển dụng giáo viên cần phải công khai, minh bạch vì hiện nay nhiều nơi để xin được chỗ dạy, giáo viên phải tốn rất nhiều tiền, tốn kém như vậy nhưng không hề có cơ chế phanh phui”, TS. Lê Viết Khuyến giải thích thêm.
Giảm thiểu cử nhân sư phạm thất nghiệp thì cần đào tạo giáo viên theo 2 hướng:
TS.Lê Viết Khuyến cho rằng: “Nếu quy hoạch đào tạo giáo viên thì cần làm giống như quy hoạch nguồn nhân lực trong lĩnh vực quân đội, công an chứ không phải theo cơ chế thị trường.
Rõ ràng, hiện nay có nhiều chính sách ưu tiên quá mức cho sinh viên sư phạm như không phải đóng học phí, nhấn mạnh vai trò người thầy là nòng cốt cho nên kể cả khi nhu cầu không nhiều nữa nhưng vẫn phải cho chỉ tiêu để các trường duy trì kinh phí hoạt động, trả lương giáo viên”.
Để giải quyết vấn đề mỗi năm, có hàng nghìn cử nhân sư phạm ra trường nhưng cũng có rất nhiều sinh viên thất nghiệp, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học cho rằng, đã đến lúc tính đến đào tạo giáo viên theo 2 hướng:
“Thứ nhất, các trường sư phạm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.
Thứ hai, các trường sư phạm không chỉ đào tạo giáo viên mà cần bồi dưỡng giáo viên, các trường đại học thì đào tạo giáo viên THPT và sau đại học là chính còn các trường địa phương thì đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ở bậc học thấp hơn.
Chỉ khi làm được như vậy thì mới khắc phục được tình trạng thất nghiệp.
Nhiều nước, họ theo dõi công ăn việc làm của sinh viên sau khi ra trường nếu sau 3 năm liền, nếu tỷ lệ không có việc làm của một ngành đào tạo nào đó ở mức cao thì họ sẽ điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh hoặc đóng cửa ngành đó.
Rồi chương trình đào tạo giáo viên của họ cho giáo viên dạy 2 môn: 1 môn chính, 1 môn phụ để có thể chuyển đổi cho nhau.
Nhưng tại Việt Nam, trường nào mạnh lĩnh vực nào thì cứ phát triển mạnh lĩnh vực đó nên mới có chuyện chủng loại giáo viên ngành này thừa vẫn thừa, ngành kia thiếu vẫn thiếu. Hơn nữa, ở nước ta lại chỉ đào tạo giáo viên dạy 1 môn”.
Tác giả bài viết: Thùy Linh