Vị trí mụn trứng cá tiết lộ điều gì về sức khỏe?

Cao Hiếu
Mụn trứng cá thường gặp ở nhiều lứa tuổi, phổ biến nhất là tuổi dậy thì, người có làn da dầu. Vài nốt mụn ở mặt có thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu mụn nổi nhiều, thường xuyên có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Vị trí mọc mụn cảnh báo vấn đề sức khỏe

Trán và đường chân tóc

Mụn xuất hiện quanh chân tóc, trán có thể do mất cân bằng tiêu hóa, liên quan đến chế độ ăn uống kém, mắc hội chứng ruột kích thích.

Theo đó, một số nghiên cứu cho thấy sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật đường ruột và các vấn đề về tiêu hóa có thể liên quan đến sự phát triển của mụn trứng cá. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường tinh luyện, chất béo không lành mạnh và các sản phẩm từ sữa có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị mụn trứng cá ở một số người.

Hơn nữa, trán nằm gần vùng chữ T, có nhiều tuyến tiết dầu, kết hợp cùng lớp trang điểm tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành mụn. Một số người để tóc mái không sạch cũng có thể làm tình trạng mụn ở trán ngày càng nghiêm trọng.

vi-tri-mun-trung-ca-tiet-lo-dieu-gi-ve-suc-khoe-1711943104.jpg

Ảnh minh họa

Huyệt thái dương

Đây là biểu hiện túi mật không ổn, ví dụ như dịch mật tiết ra không đủ. Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm giàu chất béo như ruột động vật, thịt bò… đều làm cho túi mật phải hoạt động quá nhiều, từ đó xuất hiện mụn ở huyệt thái dương.

Vùng chữ T
Mụn mọc ở vùng chữ T từ giữa lông mày xuống mũi và cằm thường xuất phát từ sự mất cân bằng trong đường tiêu hóa hoặc do dị ứng thực phẩm.

Bên cạnh đó, nhiều người thường bị đổ dầu ở vùng chữ T mà đây lại là khu vực có lỗ chân lông và tuyến bã nhờn lớn hơn một số vùng khác trên khuôn mặt. Do đó, dầu thừa có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến nổi mụn trứng cá hoặc mụn đầu đen, mụn đầu trắng.

Cằm và quai hàm

Mụn ở khu vực cằm hoặc quai hàm cảnh báo sự mất cân bằng trong hệ thống nội tiết tố. Androgens, là nội tiết tố nam được tìm thấy ở cả nam và nữ, có thể kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn, dẫn đến lỗ chân lông bị tắc.

Sự dao động nội tiết tố ở tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh đều có thể góp phần gây ra mụn trứng cá. Các tình trạng như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cũng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và làm mụn trứng cá trầm trọng hơn.

Da trên má có xu hướng khô và dễ bị kích ứng. Do đó, khu vực này có xu hướng phản ứng khi lớp trang điểm bẩn không được làm sạch, vỏ gối không giặt thường xuyên. Mụn trên má cũng có thể là dấu hiệu do ăn nhiều đường, viêm dạ dày, các vấn đề về xoang hoặc dị ứng.

vi-tri-mun-trung-ca-tiet-lo-dieu-gi-ve-suc-khoe2-1711943143.jpg


Ảnh minh họa

Cách kiểm soát mụn trứng cá

Điều chỉnh lối sống có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mụn trứng cá và cải thiện sức khỏe tổng thể của làn da.

Một số lời khuyên về lối sống giúp bạn kiểm soát mụn trứng cá tốt hơn là duy trì chế độ ăn uống cân bằng, uống đủ nước, tập thể dục thường xuyên

Khi rửa mặt, nên ưu tiên chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ. Tránh chà xát, nặn mụn vì dễ gây viêm, làm mụn nặng hơn. Hạn chế tối đa trang điểm, nếu có cần tẩy trang thật sạch để tránh bít tắc lỗ chân lông. Tránh chạm tay lên mặt thường xuyên.

Kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ giấc, thay vỏ gối thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bỏ hút thuốc, tránh mặc quần áo và đội mũ chật.

Hãy nhớ rằng làn da của mỗi người là khác nhau và những gì hiệu quả với người này có thể không hiệu quả với người khác.

Nếu tình trạng mụn trứng cá của bạn nghiêm trọng hoặc dai dẳng mặc dù đã thay đổi lối sống và điều trị không cần kê đơn, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.