Để có khả năng “đốt sau”, các máy bay phải được trang bị một buồng đốt đặt sau các cánh quạt tuabin và ngay trước họng xả. Khi muốn sử dụng tính năng này, máy bay này sẽ phun một lượng lớn nhiên liệu và ô-xy vào buồng đốt sau, làm tăng nhiệt độ dòng khí xả ra khiến lực đẩy động cơ và tốc độ dòng khí xả từ họng xả tăng cao.
Tính năng được thiết kế nhằm mang lại lực đẩy bổ sung khi máy bay cất cánh, tăng tốc khẩn cấp và tăng tính cơ động khi chiến đấu. Hình dạng họng xả biến thiên, có thể mở rộng ra để đáp ứng dòng khí cực lớn thổi ra ngoài khi tính năng đốt sau được kích hoạt. Do sử dụng tính năng này sẽ khiến máy bay tốn rất nhiều nhiên liệu, các phi công thường chỉ dùng nó một vài phút trong hành trình bay.
Dưới đây là những hình ảnh ấn tượng của máy bay Mỹ khi kích hoạt khả năng đốt sau:
Tính năng đốt sau tạo ra hiệu ứng vô cùng bắt mắt cho tiêm kích thế hệ 5 F-35 của Mỹ
Một chiếc F/A-18c Hornet của đội chiến đấu cơ tấn công số 37, Mỹ kích hoạt tính năng đốt sau khi cất cánh khỏi tàu USS Harry S. Truman
Mỹ thử nghiệm tính năng đốt sau của động cơ chiến đấu cơ F-15 tại căn cứ Jacksonville
Động cơ của tiêm kích thế hệ 5 F-22 khi đang dùng hết công suất của buồng đốt sau
Một chiếc F/A-18E Super Hornet dùng tính năng đốt sau khi chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington
F/A-18 Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower dùng khả năng đốt sau
Một máy bay F-16C của không đoàn chiến đấu cơ số 177, không quân Mỹ cất cánh trong đêm
Máy bay F-16 của Mỹ dùng tính năng đốt sau để cất cánh khỏi căn cứ không quân Misawa, Nhật Bản
Máy bay F-16 của Mỹ cất cánh khỏi sân bay quốc tế Atlantic City, New Jersey
Máy bay F-16 của không quân Mỹ cất cánh làm nhiệm vụ ở sân bay Bagram, Afghanistan
Máy bay SR-71 của NASA rời khỏi trung tâm nghiên cứu máy bay Dryden, California vào lúc xế chiều với tính năng đốt sau
Tác giả bài viết: Minh Anh