► Xem Tây, ngẫm ta: Cô y tá Na Uy làm tôi lo cả đêm
► Xem Tây, ngẫm ta: Khách Tây qua đêm khiến tiếp viên khách sạn sửng sốt
► Xem Tây, ngẫm ta: Nhà vệ sinh unisex bên Tây
► Xem Tây, ngẫm ta: Vụ trưởng Việt choáng với thanh niên xăm trổ Ý
► Xem Tây, ngẫm ta: Chỉ dân Nhật mới thế
► Xem Tây, ngẫm ta: Tại sao người Mỹ tốt với nhau phút khẩn cấp?
► Xem Tây, ngẫm ta: Cú tông xe trên đất Mỹ
Phải ngồi xe lăn từ khi còn học ĐH, tôi vẫn nung nấu quyết tâm khám phá thế giới. Qua công việc, tôi đã may mắn được đi khắp Việt Nam, đi rất nhiều nước trên thế giới, từ Á, Âu tới châu Mỹ, nhờ có học bổng hoặc tài trợ từ các tổ chức quốc tế. Nhiều điều thú vị về cuộc sống sẽ được ghi lại theo góc nhìn “từ dưới lên”.
Tôi sẽ bắt đầu từ câu chuyện sống còn trước, bạn đã rơi vào tình trạng khẩn cấp chưa? Rất nhiều người trong chúng ta có thể may mắn chưa trải qua hoặc tình huống xảy ra nhanh quá, hi vọng bạn vẫn kịp làm gì lúc đó để được an toàn!
► Xem Tây, ngẫm ta: Khách Tây qua đêm khiến tiếp viên khách sạn sửng sốt
► Xem Tây, ngẫm ta: Nhà vệ sinh unisex bên Tây
► Xem Tây, ngẫm ta: Vụ trưởng Việt choáng với thanh niên xăm trổ Ý
► Xem Tây, ngẫm ta: Chỉ dân Nhật mới thế
► Xem Tây, ngẫm ta: Tại sao người Mỹ tốt với nhau phút khẩn cấp?
► Xem Tây, ngẫm ta: Cú tông xe trên đất Mỹ
Phải ngồi xe lăn từ khi còn học ĐH, tôi vẫn nung nấu quyết tâm khám phá thế giới. Qua công việc, tôi đã may mắn được đi khắp Việt Nam, đi rất nhiều nước trên thế giới, từ Á, Âu tới châu Mỹ, nhờ có học bổng hoặc tài trợ từ các tổ chức quốc tế. Nhiều điều thú vị về cuộc sống sẽ được ghi lại theo góc nhìn “từ dưới lên”.
Tôi sẽ bắt đầu từ câu chuyện sống còn trước, bạn đã rơi vào tình trạng khẩn cấp chưa? Rất nhiều người trong chúng ta có thể may mắn chưa trải qua hoặc tình huống xảy ra nhanh quá, hi vọng bạn vẫn kịp làm gì lúc đó để được an toàn!
Tác giả bài viết (áo kẻ) chụp cùng thầy giáo ở Mỹ. Ảnh do nhân vật cung cấp
Chuyện thứ nhất, thời gian qua Mỹ du học, hầu như tôi phải ở một mình nên tự lo hầu hết, nhà trường cũng giúp cho mình phần nào nhưng chuyện đó phải vào năm học. Tôi tới trường từ giữa hè nên làm tuốt tuột, nấu ăn, giặt giũ, mua sắm, lên lớp…
Hôm đó, tôi mải ngồi máy tính khi vừa rang một nồi cơm, thế là quá lửa khói bốc nghi ngút, phòng thì kín mà khói làm hệ thống báo cháy kêu inh ỏi. Lăn vội xe lăn vào bếp, đập vào mắt là tấm biển “911 khi cần”, tôi quay ra gọi luôn, cũng không quá sợ mà vì muốn tắt cái tiếng chuông báo cháy quá ồn ào…
Chỉ 2-3 phút, tiếng xe cứu hỏa đã ầm ỹ trước nhà, nào là thang, nào là vòi rồng kề bên. 6-7 lính cứu hỏa “hầm hầm” lao vào làm tôi khá căng thẳng, việc có lớn lắm đâu nhỉ?
Lúc sau, ông đội trưởng vào cầm cái chảo ra đưa cho tôi hỏi "anh cần tôi gọi giúp pizza không?" và cười lớn. Hơi ngượng ngùng, vì việc nhỏ quá mà xe cứu hỏa đến một đoàn thế kia, tôi hỏi "vậy tôi gọi 911 có đúng không, nghe nói có trường hợp quấy rối 911 còn bị đưa ra tòa án và bị phạt tiền?". Anh ta vẫn cười sảng khoái nói "OK".
Chuyện thứ hai, trong chuyến đi lấy dữ liệu ở Washington DC, thang máy của một ga tàu điện ngầm bị trục trặc, nhà ga hứa nếu bạn đi quá thêm một ga nữa sẽ có xe buýt đón bạn trở về ga này. Vậy là chúng tôi yên tâm đi đến ga tiếp theo và dùng thang máy lên mặt đất.
Lúc đó gần 22h đêm, ngoài trời lạnh khoảng âm 10oC, gió rít ù tai.
Đoàn chúng tôi có 8 người trong đó có mình tôi ngồi xe lăn, không hiểu sao chờ mãi không thấy xe buýt đâu mà cái lạnh thì càng ngày càng tệ. Mọi người gọi taxi tới và 4 người đi trước. Tôi cũng gọi nhưng taxi chở xe lăn điện thì yêu cầu phải đặt trước chừng 3 giờ đồng hồ. Những người đi cùng bắt đầu lo lắng vì chiếc taxi thường tiếp theo chưa tới, mà nếu có tới, các bạn sẽ không biết xử lý sao nếu bỏ lại tôi một mình giữa giá rét.
Suy nghĩ một hồi tôi gọi 911 và mô tả đầy đủ tình huống. Chỉ chốc lát sau, từ hai đầu phố có hai đoàn xe như “gọng kìm” gồm cả cảnh sát và xe cứu thương chừng 10 chiếc, đèn chớp và còi hụ rất lớn tiếng, lao tới trước mặt.
Các bạn tôi đều rất ngạc nhiên và lo lắng vì chưa gặp cảnh đó lần nào. Sau đó, một sĩ quan yêu cầu băng ca tới khiêng tôi đưa vào trụ sở trường ĐH đối diện. Họ giữ lại đó để chắc chắn chúng tôi không bị cảm lạnh. Tiếp đó, các bạn tôi rất vui vẻ vì được đưa về khách sạn (miễn phí), trong sự ngạc nhiên của những người tới trước.
Chuyện thứ 3, một lần tôi muốn gọi một số điện thoại Vinaphone từ Mỹ. Vậy mà bấm thế nào đó không rõ chỉ 5 phút sau cô lễ tân và hai ông cảnh sát cầm súng lao vào nhà tìm hết gầm giường, tủ rồi đu thang lên mái nhà. Khi không thấy gì bất thường, họ giải thích thì tôi mới ngớ người. Hóa ra khi bấm 08491 tôi đã nhầm đúp 2 lần số 1 và hệ quả trong tập số điện thoại có bao gồm 911, thật ngạc nhiên họ lo cho mình gặp nguy hiểm!
Ba câu chuyện đều là những chuyện khẩn cấp từ báo cháy, cấp cứu y tế và tình huống có thể bị tội phạm khống chế… tôi đều nhận được những phản ứng tích cực và đầy trách nhiệm từ tổng đài 911.
Dù không phải cái gì của Tây cũng tốt, cũng hoàn hảo nhưng ngẫm được gì, học được gì từ họ để ta thay đổi theo chiều hướng tốt cho người dân Việt Nam là điều rất nên làm.
Tác giả bài viết: Phạm Xuân Thanh