“Đình chỉ học một năm là đúng mực”
Chiều tối 14/2, phía Trường ĐH Luật TP.HCM đã có phản hồi về việc đình chỉ sinh viên photo 8 cuốn giáo trình.
Theo đó, Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết, ngày 18/01/2017, Hội đồng kỷ luật nhà trường đã ra văn bản tư vấn để hiệu trưởng ký quyết định đình chỉ học tập 1 năm đối với sinh viên N.T.N.A., lớp Dân sự 40A1 với hành vi tàng trữ và đưa vào trường trái phép 8 tài liệu photo, vi phạm quyền tác giả và quy định của nhà trường.
Trường ĐH Luật TP.HCM khẳng định, đình chỉ học tập 1 năm đối với sinh viên N.T.N.A là chính đáng, đúng mực.
“Nếu việc vi phạm chỉ mang tính hiện tượng, vi phạm lần đầu và duy nhất thì có thể xem là một hình thức kỷ luật nghiêm khắc. Tuy nhiên, sinh viên N.T.N.A. đã nhiều lần photo nhiều giáo trình của nhà trường, không những để sử dụng cho cá nhân mà còn chuyển giao để người khác tiếp tục sử dụng” – Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết.
Theo nhà trường, “trong bối cảnh việc sao chép bất hợp pháp tài liệu học tập đang diễn ra rất phổ biến, thường xuyên, rất nghiêm trọng. Nhà trường đã phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến tất cả sinh viên về việc nghiêm cấm thực hiện các hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Nhưng vẫn phát hiện một số vụ việc và đã có một số hình thức kỷ luật như cảnh cáo, đình chỉ học tập 1 năm. Bản thân sinh viên cũng đã ý thức được việc làm này là sai trái, nhưng vẫn cố tình vi phạm nhiều lần thì hình thức kỷ luật này là chính đáng, đúng mực”.
Trường ĐH Luật cho biết, việc ra quyết định kỷ luật sinh viên nêu trên dựa theo các văn bản: Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, hành vi sao chép tác phẩm và chuyển giao trái phép tác phẩm cho người khác của sinh viên N.T.N.A là hành vi vi phạm pháp luật Sở hữu trí tuệ. Hành vi của sinh viên A. đã xâm phạm quyền sao chép tác phẩm, quyền truyền đạt tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả là Trường ĐH Luật TP.HCM được quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ.
Mặt khác, hành vi sao chép và chuyển giao của sinh viên N.T.N.A không thuộc quy định của Điểm a Khoản 1 Điều 25 vì Điều 25 chỉ được áp dụng khi thỏa mãn 3 điều kiện: Tự sao chép không quá 1 bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
Trong trường hợp này, sinh viên N.T.N.A. đã sao chép và chuyển giao tác phẩm sao chép cho người khác; Việc tự sao chép tác phẩm nêu trên phải đảm bảo không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm; Việc tự sao chép nêu trên không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
“Sinh viên N.T.N.A. đang học năm thứ hai và đã photo 8 cuốn sách của 8 đầu giáo trình khác nhau, nghĩa là sinh viên này không chỉ vi phạm một lần mà là 8 lần trong 8 môn học khác nhau. Sinh viên này còn lôi kéo các sinh viên khác vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ, chuyển giao lại các tác phẩm vi phạm bản quyền cho sinh viên năm thứ nhất. Dù bạn sinh viên năm thứ nhất đã từ chối nhận vì biết là vi phạm nội quy của nhà trường, nữ sinh viên này vẫn khuyết khích và thuyết phục để bạn sinh viên năm thứ nhất nhận giáo trình photo”- Trường ĐH Luật TP.HCM cho hay
Nhà trường cũng đưa ra giả thuyết, nếu nhà trường cho phép mỗi sinh viên tự sao chép một bản để học tập thì sẽ có khoảng 15.000 cuốn sách (15.000 sinh viên) photo cho mỗi đầu sách.
Cũng theo phía ĐH Luật, theo Luật Giáo dục đại học cho phép, nội quy trường học được hiệu trưởng ký ban hành trên cơ sở các quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 20 Luật Giáo dục đại học. Hiệu trưởng có quyền: “Ban hành các quy chế, quy định trong cơ sở giáo dục đại học”.
Theo thông tư số 10 năm 2016 cũng quy định về trách nhiệm của hiệu trưởng sở giáo dục đại học: “Căn cứ nội dung của quy chế này xây dựng quy chế, quy định cụ thế về công tác sinh viên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn công tác tổ chức giáo dục và đào tạo của nhà trường”. Vì vậy Trường ĐH Luật TP.HCM xây dựng nội quy phải đáp ứng mục tiêu định hướng phong cách, đạo đức, ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật cho sinh viên.
Bộ yêu cầu Trường ĐH Luật TP.HCM báo cáo
Liên quan đến việc đình chỉ sinh viên của Trường ĐH Luật, Bộ GD-ĐT đã có yêu cầu trường báo cáo sự việc.
Trên báo Pháp luật TP.HCM, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết đã giao vụ việc cho Vụ Công tác Học sinh sinh viên xử lý. Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên cho biết, đang chờ báo cáo từ phía nhà trường và sẽ có thông tin chi tiết sau.
Cũng theo báo Pháp luật TP.HCM, ở một diễn biến khác, nhiều cựu sinh viên của Trường ĐH Luật TP.HCM sẵn sàng hỗ trợ sinh viên bị đình chỉ học kiện lại Trường ĐH Luật TP.HCM.
Báo này dẫn chứng, thẩm phán Nguyễn Xuân Khê, cựu sinh viên lớp Tư pháp K17 cho rằng nhà trường đã ra một quyết định không hợp tình hợp lý.
Còn luật sư Vương Sơn Hà, cựu sinh viên Khóa 17, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Tây Ninh thì nói ông nói may mắn ngày xưa không có tiền để photo tài liệu chứ nếu không cũng bị kỷ luật rồi.
Luật sư Hà cũng cho biết hiện đã có luật sư Huỳnh Công Thư, cựu sinh viên lớp Tòa án K15, xung phong bảo vệ miễn phí và sẵn sàng trợ giúp các chi phí nếu sinh viên N.T.N.A khởi kiện nhà trường.
Chiều tối 14/2, phía Trường ĐH Luật TP.HCM đã có phản hồi về việc đình chỉ sinh viên photo 8 cuốn giáo trình.
Theo đó, Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết, ngày 18/01/2017, Hội đồng kỷ luật nhà trường đã ra văn bản tư vấn để hiệu trưởng ký quyết định đình chỉ học tập 1 năm đối với sinh viên N.T.N.A., lớp Dân sự 40A1 với hành vi tàng trữ và đưa vào trường trái phép 8 tài liệu photo, vi phạm quyền tác giả và quy định của nhà trường.
Trường ĐH Luật TP.HCM khẳng định, đình chỉ học tập 1 năm đối với sinh viên N.T.N.A là chính đáng, đúng mực.
“Nếu việc vi phạm chỉ mang tính hiện tượng, vi phạm lần đầu và duy nhất thì có thể xem là một hình thức kỷ luật nghiêm khắc. Tuy nhiên, sinh viên N.T.N.A. đã nhiều lần photo nhiều giáo trình của nhà trường, không những để sử dụng cho cá nhân mà còn chuyển giao để người khác tiếp tục sử dụng” – Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết.
Theo nhà trường, “trong bối cảnh việc sao chép bất hợp pháp tài liệu học tập đang diễn ra rất phổ biến, thường xuyên, rất nghiêm trọng. Nhà trường đã phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến tất cả sinh viên về việc nghiêm cấm thực hiện các hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Nhưng vẫn phát hiện một số vụ việc và đã có một số hình thức kỷ luật như cảnh cáo, đình chỉ học tập 1 năm. Bản thân sinh viên cũng đã ý thức được việc làm này là sai trái, nhưng vẫn cố tình vi phạm nhiều lần thì hình thức kỷ luật này là chính đáng, đúng mực”.
Trường ĐH Luật cho biết, việc ra quyết định kỷ luật sinh viên nêu trên dựa theo các văn bản: Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, hành vi sao chép tác phẩm và chuyển giao trái phép tác phẩm cho người khác của sinh viên N.T.N.A là hành vi vi phạm pháp luật Sở hữu trí tuệ. Hành vi của sinh viên A. đã xâm phạm quyền sao chép tác phẩm, quyền truyền đạt tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả là Trường ĐH Luật TP.HCM được quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ.
Mặt khác, hành vi sao chép và chuyển giao của sinh viên N.T.N.A không thuộc quy định của Điểm a Khoản 1 Điều 25 vì Điều 25 chỉ được áp dụng khi thỏa mãn 3 điều kiện: Tự sao chép không quá 1 bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
Trong trường hợp này, sinh viên N.T.N.A. đã sao chép và chuyển giao tác phẩm sao chép cho người khác; Việc tự sao chép tác phẩm nêu trên phải đảm bảo không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm; Việc tự sao chép nêu trên không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
“Sinh viên N.T.N.A. đang học năm thứ hai và đã photo 8 cuốn sách của 8 đầu giáo trình khác nhau, nghĩa là sinh viên này không chỉ vi phạm một lần mà là 8 lần trong 8 môn học khác nhau. Sinh viên này còn lôi kéo các sinh viên khác vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ, chuyển giao lại các tác phẩm vi phạm bản quyền cho sinh viên năm thứ nhất. Dù bạn sinh viên năm thứ nhất đã từ chối nhận vì biết là vi phạm nội quy của nhà trường, nữ sinh viên này vẫn khuyết khích và thuyết phục để bạn sinh viên năm thứ nhất nhận giáo trình photo”- Trường ĐH Luật TP.HCM cho hay
Nhà trường cũng đưa ra giả thuyết, nếu nhà trường cho phép mỗi sinh viên tự sao chép một bản để học tập thì sẽ có khoảng 15.000 cuốn sách (15.000 sinh viên) photo cho mỗi đầu sách.
Cũng theo phía ĐH Luật, theo Luật Giáo dục đại học cho phép, nội quy trường học được hiệu trưởng ký ban hành trên cơ sở các quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 20 Luật Giáo dục đại học. Hiệu trưởng có quyền: “Ban hành các quy chế, quy định trong cơ sở giáo dục đại học”.
Theo thông tư số 10 năm 2016 cũng quy định về trách nhiệm của hiệu trưởng sở giáo dục đại học: “Căn cứ nội dung của quy chế này xây dựng quy chế, quy định cụ thế về công tác sinh viên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn công tác tổ chức giáo dục và đào tạo của nhà trường”. Vì vậy Trường ĐH Luật TP.HCM xây dựng nội quy phải đáp ứng mục tiêu định hướng phong cách, đạo đức, ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật cho sinh viên.
Bộ yêu cầu Trường ĐH Luật TP.HCM báo cáo
Liên quan đến việc đình chỉ sinh viên của Trường ĐH Luật, Bộ GD-ĐT đã có yêu cầu trường báo cáo sự việc.
Trên báo Pháp luật TP.HCM, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết đã giao vụ việc cho Vụ Công tác Học sinh sinh viên xử lý. Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên cho biết, đang chờ báo cáo từ phía nhà trường và sẽ có thông tin chi tiết sau.
Cũng theo báo Pháp luật TP.HCM, ở một diễn biến khác, nhiều cựu sinh viên của Trường ĐH Luật TP.HCM sẵn sàng hỗ trợ sinh viên bị đình chỉ học kiện lại Trường ĐH Luật TP.HCM.
Báo này dẫn chứng, thẩm phán Nguyễn Xuân Khê, cựu sinh viên lớp Tư pháp K17 cho rằng nhà trường đã ra một quyết định không hợp tình hợp lý.
Còn luật sư Vương Sơn Hà, cựu sinh viên Khóa 17, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Tây Ninh thì nói ông nói may mắn ngày xưa không có tiền để photo tài liệu chứ nếu không cũng bị kỷ luật rồi.
Luật sư Hà cũng cho biết hiện đã có luật sư Huỳnh Công Thư, cựu sinh viên lớp Tòa án K15, xung phong bảo vệ miễn phí và sẵn sàng trợ giúp các chi phí nếu sinh viên N.T.N.A khởi kiện nhà trường.
Tác giả bài viết: Lê Huyền(tổng hợp)
Nguồn tin: