2 loại củ ít "ngậm" thuốc trừ sâu nhất chợ, cái số 1 như "nhân sâm người nghèo"

Lan Anh
Việc tìm mua các loại rau củ ít hoặc không dùng thuốc trừ sâu là một điều cần chú ý để bảo vệ sức khỏe. Các bà nội trợ cần chú ý một số đặc điểm sau đây để nhận biết rau "ngậm" hóa chất, thuốc trừ sâu.

Củ sen

cu-sen-1-1727585550.jpg

Củ sen giàu dinh dưỡng không lo "ngậm" thuốc trừ sâu. Ảnh minh họa.

Đây là một loại củ quen thuộc và rất giàu dinh dưỡng đối với người Việt. Củ sen được trồng trong nước, chủ yếu bằng cách hút chất dinh dưỡng từ bùn. Môi trường trồng sen không cần dùng thuốc trừ sâu.

Ngày xưa thường có câu "Hoa sen là báu vật", mùa thu đông là mùa nên ăn củ sen. Do đó, củ sen rất an toàn và thích hợp cho người già và trẻ em vào mùa hè và mùa thu.

Tất cả mọi bộ phận của sen đều được sử dụng trong y học cổ truyền của người Ấn Độ. Hạt sen và rễ sen được sử dụng trong y học chữa bệnh ayurvedic của người Ấn Độ. Hạt sen và củ sen có công dụng lớn trong việc điều trị nhiều loại bệnh.

Giá trị dinh dưỡng trong củ sen

Trong 100 gram củ sen chứa:

- Calories: 74 cal

- Chất xơ: 13%

- Không chứa cholesterol

- Vitamin C: 73%

- Giàu hàm lượng đồng và sắt

- Hàm lượng chất béo thấp

- Chứa hỗn hợp vitamin B

- Giàu chất khoáng và protein

Đáng nói, một trong những loại vitamin mà củ sen chứa nhiều nhất chính là vitamin C. 73% nhu cầu vitamin C của cơ thể bạn được cung cấp bởi 100 gram củ sen này. Là một chất chống oxy hóa mạnh, vitamin C có lợi cho cơ thể bạn theo nhiều cách. Nó giúp loại bỏ gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa khởi phát các chứng bệnh nguy hiểm như bệnh tim và ung thư. Vitamin C cũng là một thành phần cấu thành nên collagen giúp duy trì sức mạnh của toàn bộ mạch máu, da, và các cơ quan của cơ thể. Vitamin C cũng là chất xúc tác cho hệ miễn dịch.

Củ khoai lang

khoai-2-1727585604.jpg

Củ khoai lang vừa giàu dinh dưỡng lại rất rẻ. Ảnh minh họa.

Khoai lang có nhiều loại như khoai tím, khoai ruột vàng. Đây là một loại củ mùi vị rất thơm ngon và dễ chế biến thành nhiều món ăn dân dã như luộc, nướng, làm mứt, làm bánh, nấu chè,…

Tuy là loại thực phẩm bình dân nhưng có nhiều giá trị tuyệt vời. Khoai lang rất giàu các chất dinh dưỡng cần thiết như mangan, canxi, vitamin A, vitamin B, choline,… Trong củ khoai lang chứa nhiều chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe.

Đáng chú ý trong 100g củ khoai tươi có chứa 109 calo, 24,6% tinh bột, 4,17% glucoza. Khoai còn tươi chứa 1,3% protein, 0,1% chất béo, các khoáng chất như mangan, canxi, đồng, các vitamin A, B, C,...

Để chọn được những củ khoai lang ngon, ngọt các chị em có thể bỏ túi một số bí quyết dưới đây.

- Lựa chọn thon ở hai bên đầu: Một củ khoai lang ngon thường sẽ thon ở hai bên đầu và dày ở giữa. Ngoài ra, những củ khoai lang ngon, phần vỏ cũng sẽ có màu sắc tươi sáng, đều màu hơn so với những củ khoai không ngon.

- Chọn củ đều màu: Khi chọn mua khoai lang, không nên chọn những củ có vết xước hoặc vỏ không đều màu. Bên cạnh đó, cũng không nên chọn những củ trên vỏ có xuất hiện các đốm đen bởi những củ khoai này thường đã bị hà, thối và hư hỏng, dù giá rẻ thì các chị em cũng không nên mua.

- Không chọn củ khoai hà: Một mẹo hay khi ngửi khoai, nếu thấy khoai có vị cay nồng thì chứng tỏ củ đó đã bị sâu đục khoét chúng làm cho phần thịt của khoai cay, không ăn được, loài sâu đục này còn được gọi là "sâu cay". Còn nếu khi ngửi, thấy khoai có mùi thơm nhẹ tự nhiên thì đó là khoai lang chất lượng cao.

Nhiều người nghĩ ăn khoai lang bỏ vỏ nhưng theo một số nghiên cứu lớp vỏ khoai lang cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do vậy, khi chế biến khoai lang bạn nên hạn chế gọt vỏ khoai. Nên rửa thật sạch lớp đất bẩn phía bên ngoài và luộc ăn cả vỏ.

Lưu ý: Vào mùa lạnh, khoai lang có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng khoảng một tháng. Vào mùa hè, do nhiệt độ và độ ẩm cao nên nói chung có thể bảo quản được khoảng 5 đến 10 ngày.