5 sai lầm khi dùng ấm siêu tốc khiến thiết bị nhanh hỏng, tốn điện

Admin
Dùng ấm siêu tốc theo 5 kiểu này, bạn vừa phải trả thêm tiền điện, vừa phải uống nước đóng cặn, ấm lại nhanh hỏng.

Hầu như gia đình nào cũng có ấm siêu tốc vì thiết bị này nhỏ gọn, tiện dụng. Tuy nhiên, bạn nên tránh những sai lầm khi dùng ấm siêu tốc dưới đây vì chúng gây tốn điện, khiến thiết bị nhanh hỏng, lại khá nguy hiểm.

Bắt ấm làm việc liên tục

Bạn đừng nghĩ việc nấu nước liên tục sẽ giúp tiết kiệm điện vì tận dụng nhiệt năng khi ấm đang nóng sẵn. Thực tế, dù các lần đun gần nhau thì ấm vẫn tiêu tốn chừng đó điện năng cho một lần đun. Trong khi đó, việc phải hoạt động liên tục sẽ khiến mâm nhiệt nóng lên, vượt quá mức cho phép và tăng nguy cơ cháy nổ.

Bạn nên để ấm nguội bớt, giảm nhiệt ở mâm nhiệt rồi mới tiếp tục đun nước.

Dùng chung ổ điện

Dùng chung ổ điện với các thiết bị khác là sai lầm khi dùng ấm siêu tốc cực kỳ phổ biến. Công suất của ấm đun nước khá cao, vì vậy bạn nên dùng ổ điện riêng cho nó để tránh quá tải, đảm bảo an toàn.

Việc dùng ấm diêu tốc đồng thời với các thiết bị điện có công suất lớn khác trong nhà như nồi cơm điện, bếp điện, bình nóng lạnh, máy giặt... cũng không nên vì dễ gây quá tải, chập, cháy.

 Một số sai lầm khi dùng ấm siêu tốc sẽ gây tốn điện, thiết bị nhanh hỏng.

Để ấm diêu tốc gần quạt, máy lạnh

Bạn sẽ tốn nhiều điện năng hơn khi để ấm đun nước trước các luồng gió quạt hay máy lạnh. Những thiết bị đó sẽ làm hao nhiệt của ấm đun nước, kéo dài thời gian đun. Bạn càng tốn thêm tiền điện do máy lạnh phải hoạt động nhiều hơn để hạ nhiệt của căn phòng.

Đun thức ăn bằng ấm siêu tốc

Nhiều người vì sự tiện dụng nên thường xuyên dùng ấm siêu tốc để nấu canh, luộc trứng, luộc rau, đun chè xanh... Thói quen này khiến thành và đáy ấm đóng cặn, rất khó làm sạch. Ngoài ra, lượng muối trong đồ ăn bám vào ấm cũng khiến ấm nhanh hỏng hơn. Nên nhớ ấm đun nước chỉ dành để đun nước.

Đổ hết nước sau khi sôi

Trong các 5 sai lầm khi dùng ấm siêu tốc, đây là sai lầm phổ biến nhất. Phần lớn mọi người đổ toàn bộ nước trong ấm ra sau khi nước sôi. Điều này làm giảm tuổi thọ của thiết bị vì sau khi ấm ngắt điện, mâm nhiệt vẫn duy trì mức nhiệt độ cao một thời gian rồi mới nguội dần. Tốt nhất là bạn để lại một ít nước trong ấm, chỉ trút hết khi ấm nguội hẳn.

Tác giả: NGUYÊN THẢO

Nguồn tin: Báo VTC