7 loại thực phẩm càng ăn cơ thể càng phát ra mùi

Cao Hiếu
Ngoài những "thủ phạm" thông thường như tỏi, hành tây, các loại thực phẩm như thịt đỏ, cá và gia vị cũng có thể gây ra mùi hôi cơ thể.

Cơ chế chính gây ra mùi cơ thể là do các vi khuẩn trên da chuyển hóa protein và đường trong mồ hôi tạo ra mùi khó chịu. Một số người có cơ thể nặng mùi hơn bình thường do một trong các nguyên nhân như: di truyền, vệ sinh cá nhân và một số bệnh liên quan đến vấn đề tiêu hóa, chuyển hóa, bệnh gan, tiểu đường…

Ngoài ra, những thực phẩm chúng ta ăn và uống có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể. Bởi sau khi chúng ta ăn, các chất trong hệ thống tiêu hóa được gọi là enzym sẽ phân hủy protein thành axit amin, chất béo thành axit béo và carbohydrate thành đường đơn (chẳng hạn như glucose) sẽ khiến cơ thể sinh nhiệt dẫn đến đổ mồ hôi.

mui-co-the-1-1724227589335738950411-1724233994.png


Mùi cơ thể sẽ tăng lên nếu như ăn các loại thực phẩm có tính cay nóng, giàu lưu huỳnh...

Nói một cách đơn thuần hơn, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Christine Lee cho biết, mùi cơ thể nhất là ở vùng đầu, nách, bẹn có thể tăng lên hoặc bị ảnh hưởng bởi thực phẩm nạp vào cơ thể. Chẳng hạn từ thức ăn cay khiến bạn đổ nhiều mồ hôi hoặc từ thức ăn giàu lưu huỳnh như tỏi.

Theo Health, dưới đây là 7 loại thực phẩm có khả năng gây mùi cơ thể, nên lưu ý khi sử dụng.

Gia vị

Các loại gia vị như cà ri, thìa là Ai Cập hay gia vị nặng mùi khác có thể gây ra mùi khó chịu khi bám vào lưỡi và răng. Những loại gia vị này không chỉ lưu lại trong hơi thở nhiều giờ mà còn có thể bám vào tóc, da và quần áo. Bên cạnh đó, những loại gia vị này cũng chứa các hợp chất dễ có thể được hấp thụ vào máu và giải phóng qua tuyến mồ hôi, tạo ra mùi đặc trưng.

Hành, tỏi

Hành, tỏi được biết đến là nguyên nhân làm hơi thở có mùi khi bám vào răng miệng sau khi ăn. Ở một số người, hành, tỏi còn có thể thúc đẩy sự trao đổi chất, nhiệt độ cơ thể và mồ hôi. Điều này có thể khiến vi khuẩn trên da hòa lẫn với mồ hôi tiết ra, dẫn đến tích tụ mùi khó chịu.

Thịt đỏ

Trong thịt đỏ chứa nhiều thành phần như axit béo, khi dư thừa trong cơ thể có thể được đào thải qua đường mồ hôi. Khi kết hợp với vi khuẩn sẽ khiến mùi cơ thể nồng hơn.

Rau họ cải

Các loại rau họ cải như bông cải xanh, bắp cải, cải Brussels và súp lơ chứa lưu huỳnh, khi chế biến sẽ phân hủy thành mercaptain - loại khí không màu, có mùi hôi. Điều này làm tăng mùi hôi trong cơ thể, đặc biệt khi bạn đổ mồ hôi.

mui-co-the-3-1724227589340936120133-1724234019.png


Thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến mùi cơ thể

Măng tây

Khi axit asparagusic có trong măng tây sau khi được cơ thể tiêu hóa sẽ khiến nước tiểu có mùi lưu huỳnh nồng nặc. Tuy nhiên, vì mỗi người chuyển hóa thức ăn khác nhau, nên không phải ai cũng gặp tình trạng này.

Đồ uống có cồn

Cồn được chuyển hóa thành axit axetic và giải phóng qua lỗ chân lông trên da cũng như hơi thở, gây mùi. Ngoài ra, rượu bia cũng có thể khiến miệng khô, không sản xuất đủ nước bọt để làm sạch các tế bào chết tích tụ trong miệng. Khi những tế bào chết đó phân hủy sẽ gây ra hơi thở nặng mùi.

Tùy thuộc vào gene mỗi người, cá có thể là một trong những loại thức ăn ảnh hưởng đến mùi cơ thể. Ví dụ những người mắc chứng rối loạn chuyển hóa gọi là trimethylaminuria không có khả năng phá vỡ một số protein trong cá. Sau đó hợp chất bốc mùi này được thải ra ngoài theo hơi thở, mồ hôi và nước tiểu. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm gặp và phần lớn mọi người có thể ăn cá mà không phải lo lắng.

Làm thế nào để giảm mùi khó chịu trên cơ thể

Mùi cơ thể là một phần tự nhiên của cuộc sống, nhưng nó có thể khiến bạn căng thẳng hoặc xấu hổ nếu như phát ra quá nặng. Do đó, để giữ hình ảnh bản thân, bạn hãy giữ cho mình các thói quen tốt dưới đây:

mui-co-the-2-17242275893381179691046-1724234042.png


Nên tắm thường xuyên, mặc quần áo thoáng khí để cơ thể bớt mồ hôi

- Vệ sinh cá nhân thật tốt: Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa mùi cơ thể là duy trì thói quen tắm rửa thường xuyên và kỹ lưỡng, tập trung vào những vùng có tuyến mồ hôi như bẹn và nách. Sử dụng xà phòng diệt khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn gây mùi trên da; đảm bảo giặt khăn tắm và áo choàng tắm thường xuyên.

- Mặc quần áo thoáng khí: Vào mùa hè, bạn nên chọn quần áo rộng rãi, được làm từ vải tự nhiên như cotton hoặc vải lanh. Tránh các loại vải tổng hợp như polyester hoặc nylon — những loại vải này khó làm thoáng khí, không thấm mồ hôi và vi khuẩn, từ đó gây tăng mùi cơ thể.

- Sử dụng chất chống mồ hôi và chất khử mùi: Chất chống mồ hôi có tác dụng giảm lượng mồ hôi tiết ra, trong khi chất khử mùi có tác dụng che mùi.

- Uống nhiều nước: Thói quen này giúp đào thải độc tố và giảm mùi cơ thể. Cố gắng uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn, giảm bớt các thực phẩm gây mùi khó chịu như trên.