|
Các nhà nghiên cứu của ĐH bang Pennsylvania, ĐH Tufts và ĐH Kentucky (Mỹ) cùng với nhóm nghiên cứu của bệnh viện Kailuan (Trung Quốc) đã theo dõi hơn 80.000 người trong độ tuổi 18-98 sống tại Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu đã đánh giá mức độ tiêu thụ trà của từng người qua 1 bảng hỏi và đo nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) 4 lần trong 6 năm.
Tất cả các tình nguyện viên tham gia đều không có bệnh tim mạch và ung thư cũng như không ai dùng thuốc giảm cholesterol.
Sau khi tính đến các yếu tố ảnh hưởng tiềm tàng, các nhà nghiên cứu nhận thấy uống trà thường xuyên có liên quan với việc chậm suy giảm HDL‐C, một quá trình vốn diễn ra tự nhiên theo tuổi tác.
Họ dự đoán rằng sự suy giảm này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch khoảng 8%.
Tất cả các loại trà đều có tác dụng này, nhưng trà xanh có tác dụng mạnh hơn trà đen.
Thêm vào đó, mối liên quan giữa lượng trà tiêu thụ và chậm suy giảm HDL dường như rõ rệt nhất ở nam giới và ở những người 60 tuổi, những người vốn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch do hút thuốc lá, thừa cân và ít vận động.
Các nghiên cứu trước đó cho thấy trà có thể giúp giảm lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL - cholesterol “xấu” của cơ thể, có thể tích tụ trong các thành động mạch và làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ). Tuy nhiên, các nghiên cứu lại mâu thuẫn nhau về kết luận trong mối quan hệ giữa trà với HDL - cholesterol “tốt” giúp loại bỏ LDL.
Nhóm cũng chỉ ra một số hạn chế trong nghiên cứu mới, bao gồm việc tự báo cáo, không tính tới việc uống nhiều hơn 1 tách trà mỗi ngày, không tính đến yếu tố khác trong chế độ ăn và đối tượng nghiên cứu chỉ là 1 nhóm người.