Ăn khoai lang làm tăng hay hạ đường huyết? Bác sĩ có câu trả lời khiến nhiều người phải thay đổi suy nghĩ lâu nay

Cao Hiếu
Nhiều người vẫn ăn khoai lang thường xuyên thay cơm để kiểm soát đường huyết nhưng thói quen này lại khiến lượng đường trong máu tăng.

Bà Lý (73 tuổi) mắc bệnh tiểu đường, luôn mong muốn có thể kiểm soát đường huyết nhờ chế độ ăn thay vì phụ thuộc vào thuốc. Nghe người nhà nói khoai lang rất tốt cho sức khoẻ, có thể hạ đường huyết nên người phụ nữ này bắt đầu ăn khoai lang 3 bữa/ngày, mỗi bữa 1 củ thay cơm. Sau một thời gian, bà Lý đi kiểm tra lượng đường trong máu. Kết quả là đường huyết tăng hơn trước, bà Lý còn thường xuyên cảm thấy chướng bụng, khó tiêu.

Điều này khiến người phụ nữ 73 tuổi bối rối: Vậy khoai lang làm tăng hay hạ đường huyết, có tốt cho sức khoẻ như nhiều người vẫn nói hay không?

Khoai lang ảnh hưởng thế nào đến đường huyết?

an-khoai-lang4-1716973103.png


Khoai lang rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin C cùng các khoáng chất như mangan, đồng, kali… Theo Đông y, khoai lang có vị ngọt, tính bình, ích thận, nhuận tràng, tiêu viêm, lợi gan mật, sáng mắt, trị táo bón, nhức mỏi cơ khớp.

Khoai lang có màu cam và tím rất giàu chất chống oxy hoá, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do các gốc tự do dẫn đến bệnh tim, ung thư. Khoai lang được biết đến là thực phẩm có khả năng tăng cường sức khoẻ đường ruột, hỗ trợ thị lực và chức năng não, hỗ trợ giảm cân…

Điều cần lưu ý là khoai lang sau khi chế biến lại có chỉ số đường huyết (GI) cao, đặc biệt là các loại khoai mật. Một củ khoai lang 100g chín chứa 4-7g đường, 20g carb. Khoai lang luộc có chỉ số đường huyết là 77, trong khi chỉ số này ở khoai lang nướng 45 phút là 81-83, đều thuộc nhóm thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Khoai lang luộc ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ít hơn nhiều so với chiên, nướng thêm nhiều gia vị.

an-khoai-lang3-1716973128.jpg



Bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc Tiết Thanh Tâm nhắc nhở người muốn kiểm soát đường huyết không cần loại bỏ hoàn toàn khoai lang vì loại củ này vẫn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ.

Tuy nhiên nên hạn chế ăn thường xuyên, ăn thay cơm để tránh nạp quá mức carb vào cơ thể, khiến lượng đường trong máu tăng mất kiểm soát và gây ra chứng khó tiêu. Thời điểm ăn khoai lang tốt nhất là vào bữa sáng, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể hiệu quả.

Người thừa cân, mắc bệnh tim chỉ nên ăn khoai tối đa 2-3 lần/tuần. Có thể kết hợp khoai lang với rau không chứa tinh bột, giàu chất xơ và protein tốt trong bữa ăn để đường huyết ở mức ổn định, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

2 loại củ khác giúp kiểm soát đường huyết
Củ năng

an-khoai-lang2-1716973150.jpg

Củ năng (hay còn gọi là củ mã thầy) thuộc nhóm rau không chứa tinh bột, ít calo và rất lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường theo chế độ ăn kiêng.

Củ năng chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa và nhờ đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lại 2. Theo Healthline, căng thẳng oxy hóa chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, trong khi đó thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như củ năng có thể giúp ngăn ngừa điều này.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, hàm lượng chất xơ cao có trong củ năng còn có thể điều chỉnh và kiểm soát lượng đường trong máu ở mức an toàn.

Củ nưa (khoai nưa)

an-khoai-lang-1716973170.jpg

Củ nưa rất giàu chất xơ hòa tan glucomannan, một loại chất xơ giúp hạ đường huyết. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy ăn thực phẩm chứa glucomannan giúp những người mắc bệnh tiểu đường no lâu hơn, ăn ít các loại đồ ăn khiến đường huyết tăng hơn.

Trong một phân tích tổng hợp của 6 nghiên cứu, việc bổ sung chất xơ glucomannan làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói và lượng đường trong máu sau bữa ăn 2 giờ.

Củ nưa cũng có chỉ số đường huyết thấp, vậy nên các sản phẩm từ củ nưa như mì nưa, cơm nưa,... rất phù hợp với người bị bệnh tiểu đường, có thể thay thế những đồ ăn giàu tinh bột khác để tránh đường huyết tăng vọt.