Cụ thể: Khối Mầm non hiện mới có 48/63 tỉnh/thành phố cho trẻ tới trường, đạt tỉ lệ 55.31%.
Các tỉnh dừng học trực tiếp ở bậc mầm non gồm: Lào Cai, Tuyên Quang, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, Hưng Yên, Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu, Phú Yên, Tiền Giang, Đắk Lăk (TP Buôn Mê Thuột).
Khối Tiểu học: Có 54/63 tỉnh thành cho học sinh đến trường học trực tiếp, đạt tỉ lệ 87.06%.
Các tỉnh dừng học trực tiếp gồm: TP Hà Nội (12 quận nội thành), Đắk Lăk (TP Buôn Mê Thuột), Lào Cai, Tuyên Quang, Hưng Yên, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh.
Có 6 tỉnh thành phố tiếp tục lùi thời gian trở lại trường học trực tiếp do tình hình dịch diễn biến phức tạp (Ảnh: Đỗ Linh). |
Khối THCS: 60/63 tỉnh/thành phố, đạt tỉ lệ 90.41%. Các tỉnh dừng học trực tiếp ở bậc học này gồm: Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, riêng TP Hà Nội khối lớp 6 của 12 quận nội thành).
Khối THPT: Có 62/63 tỉnh/ thành phố cho học sinh đi học, đạt tỉ lệ 90.47%.
Lào Cai là địa phương có quyết định tạm dừng cho học sinh ở bậc này đến trường học trực tiếp.
Được biết, ngoài việc tạm dừng đến trường học trực tiếp do dịch phức tạp, một số địa phương cho học sinh nghỉ vì rét đậm rét hại.
Chẳng hạn tại thị xã Sa Pa (Lào Cai), nhiệt độ hiện hạ xuống chỉ còn dưới 2 độ C, thấp nhất kể từ đầu đông, hơn 20.000 học sinh các cấp từ trung học cơ sở trở xuống đã tạm dừng đến trường để ở nhà tránh rét.
Ở địa bàn thị xã Sa Pa có quy định đặc thù là khi nhiệt độ xuống dưới 5 độ C, các nhà trường sẽ căn cứ vào đó để chủ động cho học sinh nghỉ học để tránh rét, thay vì dưới 10 độ C như các địa phương khác.
Huyện vùng cao Bát Xát, 8 trường học ở các khu vực vùng cao, rét sâu…
Tỉnh Yên Bái, 70 trường mầm non (bao gồm cả nhóm trẻ), bảy trường tiểu học và 11 trường Tiểu học và THCS phải cho học sinh nghỉ.
Ngay tại Hà Nội, hơn 455.000 học sinh tiểu học tại 18 huyện, thị ngoại thành cũng được nghỉ học.
Tác giả: Mỹ Hà
Nguồn tin: Báo Dân trí