Hình minh họa |
Năm nay, trường có 9 mã ngành mới học bằng tiếng Anh, cụ thể: Đầu tư tài chính, Công nghệ tài chính, Khoa học dữ liệu trong Kinh tế và Kinh doanh, Quản trị khách sạn quốc tế, Phân tích kinh doanh, Kinh doanh số, Quản trị chất lượng và Đổi mới, Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế, Quản trị điều hành thông minh.
Các ngành học mới này được mở ra với mục tiêu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động trong những năm tới, khi tác động của CMCN 4.0 và sự hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng. Sinh viên theo học những ngành mới này sẽ có cơ hội việc làm cao và phù hợp ngay khi mới ra trường.
Về cách đăng ký nguyện vọng, PGS Triệu lưu ý, thí sinh so sánh khả năng (tổng điểm thi. Điểm xét tuyển) của mình với điểm chuẩn các ngành của năm 2018 và nên chọn, đăng ký khoảng 6 nguyện vọng, chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 2 nguyện vọng, nhóm 1 cao hơn khả năng của mình, nhóm 2 ngang với khả năng và nhóm 3 thấp hơn khả năng, sau đó xếp các nguyện vọng này theo thứ tự ưu tiên, ưu tiên cao nhất là nguyện vọng 1.
Với cách đăng ký như vậy, theo quy chế tuyển sinh hiện hành khả năng trúng tuyển vào trường của thí sinh gần như là chắc chắn. Trường hợp thí sinh có tổng điểm trong khoảng 18 đến 20 thì thí sinh nên chọn 1,2 nguyện vọng ở các ngành mới mở và có điểm trúng tuyển thấp của các năm trước và nên đăng ký thêm 1 số nguyện vọng ở các trường có điểm chuẩn thấp hơn để an toàn.
Được biết, học phí của Trường ĐH KTQD với các ngành đại học chính quy dao động trong khoảng 16-18 triệu đồng/năm, hàng năm nếu tăng sẽ không quá 10%. Các chương trình đặc thù (học bằng tiếng Anh, tiên tiến, chất lượng cao) có mức học phí cao gấp từ 2 lần trở lên.
Năm 2019, trường có quỹ học bổng lớn, khoảng 25 tỷ đồng, trong đó học bổng khuyến khích học tập: 2650 suất (xuất sắc 100% học phí, giỏi 85%, khá 70%), học bổng doanh nghiệp trao: 500 suất (02 suất 50 triệu; 10 suất 30 triệu; 120 suất 10 triệu; 210 suất 5 triệu; 160 suất 3 triệu.