Lợi ích và cách tập tạ đúng cách để có thân hình cân đối

Admin
Nâng tạ nặng phù hợp, tránh các bài tập quá nhanh, kiên trì luyện thường xuyên... giúp bạn cải thiện tinh thần, sức khỏe, từ đó giảm nguy cơ trầm cảm và các bệnh tâm thần khác.

Lợi ích của bài tập tạ

 

 Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Tập tạ không chỉ mang tới tác dụng tốt cho tim mạch, giúp giảm cân, tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn giúp cơ bắp săn chắc, khỏe mạnh. Dưới đây là những lợi ích của việc tập tạ mỗi ngày

Tập tạ giúp bạn đốt cháy chất mỡ

Nhiều người nghĩ rằng cách duy nhất để đốt cháy chất béo là tập bài tập cardio. Điều này hoàn toàn không đúng. Thực chất, cardio là bài tập giúp giảm cân và đốt mỡ nhanh nhưng nếu cơ thể chúng ta không có cơ bắp thì sẽ trông ẻo lả và thiếu săn chắc. Bài tập cardio thường phù hợp với phái nữ hơn, còn với nam giới để đốt cháy mỡ hiệu quả thì anh em nên tập tại kết hợp với xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Khi khối lượng cơ bắp gia tăng sẽ giúp sự trao đổi chất và đốt cháy chất béo tăng lên.

Bảo vệ xương

Tập tạ là bài tập rèn luyện sức mạnh mang tới tác dụng làm tăng mật độ xương và giảm nguy cơ nứt xương và gãy xương ở người cao tuổi.

Cải thiện tư thế

Thời đại công nghệ phát triển, nhiều người có thói quen ngồi làm việc hàng giờ trước máy tính. Vấn đề này gây ảnh hưởng không tốt tới tư thế của bạn. Tập tạ sẽ giúp bụng và lưng của bạn thẳng hơn.

Tăng cường sức khỏe

Bạn sẽ thấy rằng tập tạ sẽ giup bạn khỏe mạnh hơn ngay từ những ngày đầu tập luyện. bạn ăn nhiều hơn, ít lo lắn hơn và ngủ nogn hơn. Tập tạ còn mang lại cho bạn trái tim khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch, tiểu đường, mỡ máu. Nó cũng giúp cải thiện tinh thần, sức khỏe, từ đó giảm nguy cơ trầm cảm và các bệnh tâm thần khác.

Đốt cháy nhiều calo hơn

Tập tạ là bài tập đốt calo hiệu quả nhất vì các động tác nâng tạ cần huy động nhiều sức. Chỉ bằng một vài động tác tập tạ đã mang đến tác dụng tương đương với việc bạn chạy cả chục km trong suốt 1 giờ.

Tăng cường năng lượng

Tập tạ giúp tiếp thêm năng lượng cho bạn, nó sẽ mang tới cảm giác tuyệt vời về tinh thần và thế chất khi bạn thấy mình tiến bộ từng ngày. Hãy trải nghiệm, bạn sẽ thấy cảm giác đó trên cả tuyệt vời.

Tập tạ đúng cách để có thân hình cân đối và khỏe mạnh

Khởi động thật kỹ trước khi luyện tập

Không chỉ riêng tập tạ, mà với tất cả các bài tập gym khác bạn đều cần khởi động kỹ trước khi luyện tập. Với bài tập tạ, bạn cần khởi động toàn thân thật kỹ, đặc biệt là phần cơ chân và khớp tay. Việc khởi động kỹ vừa giúp bạn hạn chế được chấn thương khi tập luyện vừa giúp lực của cánh tay dẻo dai hơn, sức nâng tạ tốt hơn, năng lượng được đốt cháy cũng nhiều hơn.

Nâng tạ nặng phù hợp

Nên đánh giá mức tạ mà bản thân nâng bằng khả năng thực hiện tổng số lần và hiệp mà không ảnh hưởng đến phong độ tốt. Nếu không thể giữ đúng tư thế, có thể bạn đang nâng quá nặng và khiến bản thân có nguy cơ bị thương.

Thực hành các lần lặp lại dự trữ

Thực hành các lần lặp lại dự trữ (hay còn gọi là RIR) có nghĩa là điều chỉnh quá trình tập luyện dựa trên cảm giác của bạn vào ngày tập cụ thể để tận dụng tối đa buổi tập thể dục. Nguyên tắc chung là thực hiện 1-2 lần lặp lại tại thời điểm kết thúc bài tập của bạn.

Vì vậy, nếu đang có một ngày thư giãn và cảm thấy mệt mỏi, đau nhức hoặc không cảm thấy thích thú với bài tập điển hình của bản thân, thay vì hoàn thành 10 lần lặp lại, giảm mức tạ tương ứng để có thể hoàn thành 11 hoặc 12 lần lặp lại.

Kiên nhẫn tập luyện

Đảm bảo khởi động đúng cách mỗi khi tập thể dục. Việc hạ nhiệt bằng một số động tác kéo giãn cũng cần thiết. Điều quan trọng là phải phù hợp với chế độ của bạn. Có thể tập 2-3 buổi/ tuần. Với sự nhất quán, bạn sẽ bắt đầu xây dựng sức mạnh, cơ bắp và nhận thấy sự khác biệt ngay lập tức.

Tránh thực hiện các bài tập quá nhanh

Một kế hoạch tập luyện thích hợp là bắt đầu với mức tạ cực thấp và chú ý đến các động tác nâng chậm, có kiểm soát. Nên hạ tạ xuống với mức độ kiểm soát như nhau. Bắt đầu tập luyện với trọng lượng nhẹ hơn hoặc hoàn toàn không tăng thêm trọng lượng. Chỉ nên tăng thêm trọng lượng khi thành thạo từng cấp độ.

Tác giả: Bằng Lăng

Nguồn tin: tieudung.kinhtedothi.vn