LTS: Tiếp tục bàn luận về cuộc vận động “Hai không” của ngành giáo dục với 4 nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử/ Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục/ Nói không với vi phạm đạo đức nghề nghiệp/ Nói không với học sinh ngồi nhầm lớp.
Là một giáo viên Tiểu học, hôm nay, cô giáo Đỗ Quyên có vài góp ý thêm về cuộc vận động này.
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết.
Đọc bài viết “Cần tiếp tục khơi dậy tinh thần cuộc vận động “hai không”" của tác giả Bùi Minh Tuấn đăng ngày 27/6 trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, là một giáo viên có nhiều năm làm việc trong ngành giáo dục, tôi xin được trao đổi một số suy nghĩ về vấn đề này.
Cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung “Nói không với tiêu cực trong thi cử/ Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục/ Nói không với vi phạm đạo đức nghề nghiệp/ Nói không với học sinh ngồi nhầm lớp”.
Là một giáo viên Tiểu học, hôm nay, cô giáo Đỗ Quyên có vài góp ý thêm về cuộc vận động này.
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết.
Đọc bài viết “Cần tiếp tục khơi dậy tinh thần cuộc vận động “hai không”" của tác giả Bùi Minh Tuấn đăng ngày 27/6 trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, là một giáo viên có nhiều năm làm việc trong ngành giáo dục, tôi xin được trao đổi một số suy nghĩ về vấn đề này.
Cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung “Nói không với tiêu cực trong thi cử/ Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục/ Nói không với vi phạm đạo đức nghề nghiệp/ Nói không với học sinh ngồi nhầm lớp”.
Nếu giáo dục chỉ “phát” mà không “động” thì kết quả cũng bằng không (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
Trong những năm qua, ngành giáo dục đã và đang triển khai rất mạnh mẽ cuộc vận động này.
Nếu ai đó dự một buổi tổng kết từ cấp trường trở lên, dám chắc không có bản báo cáo nào thiếu được những câu khẳng định theo kiểu “Nhà trường đã triển khai và thực hiện tốt cuộc vận động hai không với 4 nội dung”.
Nhưng tốt như thế nào? Tốt ở mức độ nào thì chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ nhất.
Theo đánh giá và ghi nhận của riêng tôi cũng như nhiều đồng nghiệp của mình, rằng cuộc vận động mới chỉ diễn ra mạnh mẽ trên giấy. Với thực tế thì khác xa nhiều.
Trên báo cáo của các trường, nhiều chỉ tiêu đạt được luôn ở con số ngất ngưởng như tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng 100%, hạnh kiểm đạt từ khá trở lên 99%, học sinh thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người học sinh 100%, không có học sinh lưu ban, học sinh yếu…
Nhưng thực tế vẫn còn học sinh học đến lớp 5 không viết nổi tên mình, học lớp 6 thực hiện phép tính cộng trừ đơn giản còn sai, học lớp 12 không viết nổi đơn xin nghỉ học,…
Giáo viên không dám hạ bậc hạnh kiểm khi học sinh đánh nhau, vô lễ. Không dám cho các em ở lại lớp khi chưa đạt về chuẩn kiến thức kĩ năng. Không dám cho điểm 0 vì sợ các em bị điểm liệt sẽ không lên được lớp, sợ không đạt chỉ tiêu môn học theo quy định... Đây không phải là bệnh thành tích thì là cái gì?
Công bằng mà nói, ngay từ những năm đầu sau lễ phát động cuộc vận động “hai không”, việc thi cử đặc biệt là thi tốt nghiệp bậc phổ thông trung học đã có nhiều biến chuyển rõ rệt.
Các kì thi được diễn ra một cách chặt chẽ, nghiêm túc hơn nhiều. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của các trường trong cả nước đã giảm mạnh thậm chí có trường chỉ đạt tỉ lệ tốt nghiệp là 0%.
Nhưng tình trạng này cũng chỉ kéo dài được vài năm rồi đâu lại vào đấy. Hiện nay, không ít trường tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh gần chạm đỉnh 100% trong khi chất lượng thật lại không được như thế.
Tình trạng này xảy ra cũng bắt nguồn từ “bệnh thành tích” trong giáo dục. Có thể nói đây là căn bệnh trầm kha chưa có hồi kết.
Chẳng đơn vị nào, chẳng giáo viên nào dám thừa nhận mình mắc “bệnh thành tích” nhưng thực tế cuộc đua vì thành tích trong giáo dục chưa bao giờ hạ nhiệt.
Cuộc vận động theo kiểu “phát” thì nhiều mà “động” còn quá ít thì làm sao thu được kết quả tốt?
Giáo viên thường xuyên nghe “Thực hiện tốt cuộc vận động hai không với bốn nội dung” nên thiết nghĩ chẳng cần khơi dậy tinh thần của cuộc vận động ấy.
Muốn cuộc vận động mang lại hiệu quả thì hơn ai hết ngành giáo dục cần phải bỏ hết các chỉ tiêu khống chế, chỉ tiêu thi đua, đánh giá xếp loại giáo viên dựa vào chất lượng học sinh chứ không phụ thuộc vào các chỉ tiêu mà lớp, trường đạt được như hiện nay.
Bên cạnh đó, xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở biết phản biện, biết đánh giá trung thực kết quả của đơn vị mình cũng góp phần lớn để cuộc vận động thành công.
Tác giả bài viết: Đỗ Quyên