1 loại quả được ví là "nữ hoàng vitamin C", hạ đường huyết, huyết áp hiệu quả: Thế giới phải ghen tỵ vì Việt Nam có rất nhiều

Hậu Nguyễn

muop-dang-1726311980.jpg

 

Mướp đắng, hay còn gọi là khổ qua, thuộc họ dưa chuột, mướp đắng được trồng rộng rãi trên khắp thế giới và đóng vai trò quan trọng trong nhiều nền ẩm thực, đặc biệt là châu Á.

Mướp đắng không chỉ thu hút bởi hương vị độc đáo mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng chú ý. Với mỗi 100g mướp đắng tươi, bạn sẽ nhận được các giá trị dinh dưỡng sau:

- Lượng calo: 21

- Carbohydrate: 4g

- Chất xơ: 2g

- Vitamin C: 99% giá trị hàng ngày (DV)

- Vitamin A: 44% DV

- Folate: 17% DV

- Kali: 8% DV

- Kẽm: 5% DV

- Sắt: 4% DV

Điểm nổi bật của mướp đắng là hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ sản sinh collagen cho xương và làm lành vết thương. Bên cạnh đó, lượng vitamin A cao trong mướp đắng cũng góp phần cải thiện sức khỏe da và duy trì thị lực.

muop-dang1-1726312166.png

 

Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa folate, một dưỡng chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển, cùng với một lượng nhỏ kali, kẽm và sắt. Đặc biệt, mướp đắng cũng giàu các hợp chất chống oxy hóa như catechin, acid galic, epicatechin và acid chlorogen, có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương.

Đáng chú ý, mướp đắng cung cấp nhiều chất xơ, giúp đáp ứng khoảng 8% nhu cầu chất xơ hàng ngày chỉ với 94g, trong khi lượng calo lại rất thấp, phù hợp cho chế độ ăn kiêng.

Là "thần dược" hạ đường huyết hiệu quả

Mướp đắng từ lâu đã được sử dụng trong y học truyền thống nhờ khả năng hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường. Với đặc tính chữa bệnh mạnh mẽ, mướp đắng có thể giúp cải thiện quá trình sử dụng đường ở các mô trong cơ thể và tăng cường sản xuất insulin - hormone quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường đang điều trị bằng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung mướp đắng vào chế độ ăn uống. Việc sử dụng không đúng cách có thể làm hạ đường huyết quá mức, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Góp phần giảm cholesterol, tốt cho huyết áp và tim mạch

Mướp đắng có thể góp phần giảm mức cholesterol, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Khi lượng cholesterol trong máu quá cao, mảng bám mỡ dễ tích tụ trong thành động mạch, làm tim phải hoạt động mạnh hơn và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ mướp đắng hòa tan trong nước có thể làm giảm đáng kể lượng cholesterol LDL, hay còn gọi là cholesterol "xấu", so với giả dược.

muop-dang2-1726312318.png

 

Giúp giảm cân, cải thiện khả năng tiêu hóa

Về mặt dinh dưỡng, mướp đắng cũng là một lựa chọn lý tưởng cho những người muốn giảm cân. Mỗi 100g mướp đắng cung cấp khoảng 2g chất xơ và rất ít calo, giúp tạo cảm giác no lâu, giảm sự thèm ăn. Chất xơ trong mướp đắng di chuyển chậm qua hệ tiêu hóa, đồng thời còn có tác dụng nhuận tràng tự nhiên, hỗ trợ điều trị táo bón.

Bằng cách thay thế các thực phẩm giàu calo bằng mướp đắng, bạn không chỉ tăng lượng chất xơ mà còn giảm tổng lượng calo hấp thụ, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho quá trình giảm cân.

Hỗ trợ quá trình kháng viêm

Mướp đắng còn giàu polyphenol, các hợp chất có khả năng giảm viêm hiệu quả, giúp hỗ trợ quá trình chống viêm tự nhiên của cơ thể.

Liệu mướp đắng có tốt đối với tất cả mọi người hay không?

Mướp đắng là một thực phẩm bổ dưỡng và lành mạnh chỉ khi ăn với liều lượng vừa phải, phù hợp cho thể trạng mỗi người. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều hoặc sử dụng các thực phẩm chức năng từ mướp đắng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, thuộc Hội Đông y Hà Nội, việc ăn mướp đắng quá thường xuyên hoặc với số lượng lớn có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy và ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày. Đặc biệt, những người mắc các bệnh lý về tiêu hóa được khuyến cáo nên hạn chế, thậm chí tránh hoàn toàn việc ăn mướp đắng.

muop-dang3-1726311987.jpg

 

Ngoài ra, những người có thể trạng yếu, huyết áp thấp, hoặc vừa trải qua tình trạng nhịn ăn dài ngày, phẫu thuật, hoặc mất máu nhiều cũng không nên ăn mướp đắng. Trong những trường hợp này, mướp đắng có thể làm giảm đường huyết, gây chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.

Một số chuyên gia còn cảnh báo rằng, nước ép mướp đắng có thể gây co thắt tử cung và chảy máu ở phụ nữ mang thai, dẫn đến nguy cơ sảy thai.

Với những người thuộc các nhóm này, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung mướp đắng vào chế độ ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.