1. Carb không phải là kẻ thù của cân nặng
Nên cắt giảm carb xấu chứ không nên loại bỏ hoàn toàn carb ra khỏi thực đơn. |
Carbohydrate (viết tắt là carb) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Carb có trong hầu hết các loại thực phẩm, từ trái cây, rau củ cho đến sữa, đậu hay cơm.
Chuyên gia dinh dưỡng Derocha cho rằng, chế độ ăn kiêng loại bỏ hoàn toàn carb là một sai lầm. Carb được chia làm 2 loại: carb tốt và carb xấu. Carb tốt hay còn gọi là carb toàn phần bao gồm các loại rau quả, trái cây, các loại đậu, khoai tây và ngũ cốc nguyên cám. Carb xấu hay còn gọi là carb tinh chế bao gồm các loại đồ uống có đường, nước ép trái cây, bánh ngọt, bánh mỳ trắng, mỳ trắng, gạo trắng và nhiều thực phẩm khác.
Nên cắt giảm carb xấu chứ không nên loại bỏ hoàn toàn carb ra khỏi thực đơn vì thiếu chúng, cơ thể sẽ không có đủ năng lượng để hoạt động và tiêu hao mỡ thừa.
2. Sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo không làm tăng cân
Chất tạo ngọt nhân tạo được coi là giải pháp thay thế hoàn hảo cho đường nhưng các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo rằng, chất này không thực sự tốt cho sức khoẻ. Chất tạo ngọt nhân tạo là hoá chất đã qua xử lý ở nhiệt độ cao, có thể gây ra dị ứng, khó tiêu hay thậm chí là đau đầu, chóng mặt ở một số người. Nên dùng mật ong thay thế cho đường hay các chất tạo ngọt nhân tạo để bảo vệ sức khoẻ, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
3. Chất béo không phải là nguyên nhân gây béo
Chỉ vì tên gọi là chất béo thường bị hiểu nhầm là "kẻ thù của cân nặng". Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, chất béo là thành phần cần thiết trong khẩu phần ăn của mỗi người vì cơ thể cần chất béo để xử lý năng lượng và các vitamin. Cũng giống như carb, chất béo cũng gồm 2 loại là chất béo có lợi và chất béo có hại. Chất béo có lợi đến từ dầu ô liu, cá, bơ, các loại hạt nên được thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày để hỗ trợ tiêu đốt mỡ thừa.
4. Không nhất thiết phải ăn tối trước 19h
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bữa tối nên được ăn trước 4 tiếng so với thời gian đi ngủ để cơ thể có đủ thời gian tiêu hoá và chuyển hoá năng lượng.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bữa tối nên được ăn trước 4 tiếng so với thời gian đi ngủ để cơ thể có đủ thời gian tiêu hoá và chuyển hoá năng lượng.
Đồng hồ sinh học của cơ thể mỗi người khác nhau và không hoàn toàn đồng nhất với đồng hồ cơ học.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bữa tối nên được ăn trước 4 tiếng so với thời gian đi ngủ để cơ thể có đủ thời gian tiêu hoá và chuyển hoá năng lượng. Điều đó có nghĩa là nếu bạn đi ngủ lúc 22h thì nên ăn tối trước 18h, còn nếu đi ngủ lúc 0h thì thời gian ăn tối có thể kéo dài đến 20h. Nếu ăn tối quá muộn, năng lượng dư thừa không được tiêu hao sẽ tích tụ thành mỡ thừa.
5. Nhịn đói, chỉ uống nước trái cây để thải độc không được khuyến khích
Uống nước trái cây để detox (thải độc) là một trào lưu làm đẹp được nhiều chị em tin tưởng, tuy nhiên, theo khoa học, phương pháp này không thực sự có lợi. Theo các chuyên gia, nước trái cây không chỉ đào thải chất độc hại mà đồng thời loại bỏ cả chất dinh dưỡng và năng lượng, đẩy cơ thể vào chế độ "chết đói.
Đó là lý do tại sao bạn có thể giảm cân nhanh khi thực hiện liệu trình detox. Phương pháp này chỉ giúp giảm cân tạm thời, không mang lại hiệu quả lâu dài mà còn không tốt cho sức khoẻ. Bản thân cơ thể mỗi người đều có chức năng thải độc tự nhiên, bạn chỉ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước để cơ chế này hoạt động tốt nhất.
6. Không phải ai cũng cần uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày
Nên lắng nghe cơ thể và điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp nhất. |
"Uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày" là khẩu quyết giảm cân của nhiều chị em. Đó chỉ là lý thuyết, còn trên thực tế, tuỳ vào thể trạng mà mỗi người cần bổ sung một lượng nước khác nhau. Có người cần uống nhiều hơn, có người lại uống ít hơn. Nên lắng nghe cơ thể và điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp nhất.