Khi uống sữa đậu nành cần biết điều này để không hại sức khỏe

Admin
Sữa đậu nành được nhiều người yêu thích và tốt cho sức khỏe, nhưng khi uống, bạn nên biết những kiêng kị sau để không gây hại cho cơ thể.

 

Sữa đậu nành là một thức uống rất bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể con người. Tuy nhiên, uống sữa đậu nành không đúng cách có thể mang lại một số hậu quả nghiêm trọng.

Sữa đặc biệt tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não trẻ. Thành phần chính trong sữa là Protein có hàm lượng rất cao. Sữa cung cấp canxi phòng chống loãng xương, tăng cường sức đề kháng, phòng chống các bệnh về dạ dày, đường ruột.

Tuy nhiên, khi uống sữa đậu nành, bạn cũng cần biết những điều kiêng kị sau để không gây hại cho cơ thể.

Người không nên uống sữa đậu nành

Người đang dùng thuốc kháng sinh

Theo các bác sĩ của bệnh viện Medlatec, những người đang dùng thuốc kháng sinh không nên uống sữa đậu nành. Thuốc kháng sinh đặc biệt hiệu quả và thường dùng trong các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nếu sử dụng sữa đậu nành, chất erythromycin trong thuốc sẽ bị phản ứng hóa học, làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh.

Người đang uống thuốc kháng sinh không nhất thiết kiêng hoàn toàn sữa đậu nành, chỉ cần uống sữa sau khi uống kháng sinh ít nhất 1 giờ.

Phụ nữ bị ung thư vú

Có thể nói, sữa đậu nành rất tốt cho phái nữ do tác dụng làm đẹp, điều hòa nội tiết tố, song các đối tượng bị ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng đang hoặc đã điều trị không nên dùng.

Chất phytoestrogen trong sữa đậu nành sẽ kích thích cơ thể tăng sản sinh estrogen, khiến tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.

Người bị sỏi thận

Canxi trong máu có thể kết hợp với oxalat trong sữa đậu nành kết thành sỏi. Do đó, bệnh nhân sỏi thận không nên uống loại sữa này.

Người thiếu kẽm

Việc hấp thu kẽm của cơ thể có thể bị chất lectin và saponin hormone trong sữa đậu nành cản trở. Do đó, người thiếu kẽm không nên uống loại sữa này. Còn nếu bạn thường xuyên uống thì cần chú ý bổ sung kẽm.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

 

Mặc dù có tác dụng tăng sản sinh estrogen, nhưng sữa đậu nành không nên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, nếu có chỉ dùng với 1 lượng nhỏ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thai phụ uống nhiều sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Lưu ý khi uống sữa đậu nành

Không nên uống sữa đậu nành khi đói

Vì khi đói, cơ thể bạn sẽ làm cho các protein và dinh dưỡng trong sữa không được hấp thu triệt để. Khi uống nên kết hợp với một chút điểm tâm như bánh quy, bánh mì, bánh bao… hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột.

Tinh bột sẽ làm cho các dịch vị được tiết ra giúp các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được hấp thu và tiêu hóa tốt hơn.

Không pha sữa đậu nành với đường nâu, đường đỏ

 

Theo trang Eatthis, đường đỏ có chứa các axit lactic, axit axetic... Nếu kết hợp cùng với các chất protein, canxi có trong đậu nành, có thể tạo thành các hợp chất biến tính, làm mất đi giá trị dinh dưỡng trên. Thậm chí có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa.

Không đánh trứng vào sữa đậu nành

Không ít người cho rằng đánh trứng cùng sữa đậu nành để uống sẽ làm tăng dinh dưỡng, phù hợp cho một bữa sáng giàu năng lượng. Nhưng hiệu quả lại ngược lại, lòng trắng trứng dễ kết hợp với men trypsin trong sữa đậu nành tạo thành kết tủa mà cơ thể không thể hấp thu. Như vậy việc kết hợp này không những không làm tăng mà còn gây hao hụt chất dinh dưỡng.

Không uống sữa đậu nành khi đói

Cơ thể sẽ không thể hấp thu và sử dụng tốt tất cả dưỡng chất có trong sữa đậu nành nếu bạn dùng lúc đói, thay vì thế hầu hết chuyển thành nhiệt để hấp thu. Thay vào đó, bạn nên dùng sữa đậu nành kết hợp với thực phẩm nhiều tinh bột như: Bánh mì, bánh ngọt… để dịch dạ dày tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng từ sữa tốt nhất

Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày

Nếu uống quá nhiều dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết.

Thời gian tốt nhất để uống sữa đậu nành là bữa sáng vì khi đó cơ thể có thể hấp thu tốt nhất chất dinh dưỡng và kiểm soát được quá trình tạo mỡ, tránh được tình trạng thừa cân.

Tác giả: Thanh Mẫn

Nguồn tin: giaoducthoidai.vn