Luộc rau bắp cải cho thêm thứ này, rau xanh mướt giòn ngọt tăng 2 lần chất bổ

Lan Anh
Loại rau này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách luộc rau bắp cải vẫn giữ được độ giòn và ăn tươi ngon.

Mẹo đơn giản luộc bắp cải thơm ngon, ngọt nước ít người biết

Cách 1: Luộc bắp cải xanh mướt

Nguyên liệu: Nửa cái bắp cải cỡ vừa, 1 quả trứng gà hoặc vịt, nước mắm ngon.

Cách làm:

Bắp cải cắt miếng to cỡ 1/4 bàn tay, rửa sạch rồi cho ra rổ cho ráo nước.

Bắc nồi nước lên bếp đun sôi với lửa to vừa rồi cho bắp cải vào luộc, chú ý canh sao cho bắp cải vừa chín tới mới ngon. Nếu là bắp cải loại mềm thì thời gian luộc khoảng 3 phút là được, còn bắp cải cứng thì thời gian luộc sẽ lâu hơn. Khi bắp cải chín thì vớt ra rổ cho ráo nước, rồi xếp ra đĩa.

Trứng luộc khoảng 12 phút là chín, sau đó ngâm trứng vào nước lạnh cho nguội rồi bóc vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào bát cùng với nước mắm nguyên chất loại ngon.

Cách 2: Luộc bắp cải với gừng

Nguyên liệu: Bắp cải, gừng

Cách làm:

Bắp cải rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.

Gừng tươi: 1 nhánh, bóc bỏ đập dập

Cho nước vào nồi đun sôi, khi nước vừa sôi bạn cho một ít bột nêm, khi nước sôi già cho bắp cải vào.

Luộc sôi khoảng 3 phút thì nhắc xuống, trước khi nhắc xuống bạn cho gừng vào, đảo qua rồi vớt rau ra đĩa.

Rau bắp cải luộc chấm với xì dầu hoặc trứng luộc dầm nước mắm, rất ngon. Ngoài ra nước của bắp cải luộc bạn nêm gia vị cho vừa miệng cũng sẽ có 1 bát canh bổ dưỡng, giàu vitamin và tốt cho sức khỏe.

Cách 3: Luộc rau cho thêm muối

Nguyên liệu: Bắp cải, một xíu muối

Bắp cải luộc có vị thanh mát, là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Tuy nhiên, luộc bắp cải ngon không phải ai cũng biết cách. Muối là một trong những tác nhân giúp độ nóng của nước tăng lên, nhờ thế mà thời gian luộc rau được rút ngắn tối đa. Chính vì vậy, những cọng rau luộc chín đều, lại giòn ngon, xanh mướt chứ không bị nhũn, đỏ do luộc quá lâu. Không những thế, việc luộc rau cho thêm muối cũng giúp rau có vị đậm đà, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, thói quen luộc rau cho muối khiến cơ thể chúng ta dung nạp thêm một lượng muối thừa đáng kể.

bap-cai-2-1718414849.jpg

Luộc bắp cải chín tới rau sẽ giòn và đậm độ ngọt. Ảnh minh họa.

Cách 4: Cho thêm đường

Nguyên liệu: Bắp cải, đường

Thay vì nêm muối, bạn hãy thay bằng đường nhé. Lượng đường nên ít thôi vì bạn biết đấy, cho nhiều đường quá sẽ làm thay đổi vị của rau khi ăn. Đường có tác dụng giữ cho rau xanh hơn và lâu hơn.

Cách 5: Thêm dầu ăn

Nguyên liệu: Bắp cải, dầu ăn

Khi luộc rau, nhiều người thường chỉ cho muối. Thay vì thế, bạn có thể thêm vào một chút dầu ăn vào nồi nước luộc. Dầu ăn sẽ phủ một lớp mỏng bên ngoài, giúp rau của bạn xanh và bóng hơn.

Bên cạnh đó, lớp dầu ăn còn có thể giúp rau xanh lâu hơn mà không bị đổi màu. Tuy nhiên, nước luộc rau sẽ có váng mỡ nên bạn hãy tùy theo khẩu vị của gia đình mà bạn cân nhắc có nên sử dụng hay không.

Cho nhiều nước, vặn lửa thật to: Khi luộc rau bạn nên cho nhiều nước, đun lửa to thật sôi, sau đó thả rau vào. Khi luộc, nên mở nắp nồi để rau xanh hơn.Mẹo đơn giản luộc bắp cải thơm ngon, ngọt nước ít người biết

Mẹo hay chọn mua bắp cải ngon

bap-cai-3-1718414922.jpg

Bắp cải luộc vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng

Khi chọn mua bắp cải, bạn nên chọn mua những bắp có hình dáng tròn đều, có màu xanh hơi đậm hoặc tím đậm tùy theo giống bắp cải. Không nên mua những bắp cải có hình bầu dục hoặc hình dẹp, nhất là với những bắp cải có màu trắng nhạt vì có thể đây là bắp cải già, cứng nhiều xơ và không ngon.

Bạn có thể cầm bắp cải lên tay. Nếu thấy trọng lượng vừa phải, không quá nặng hoặc không quá nhẹ, kích thước của trái cầm vừa tay thì đó những bắp ngon.

Bắp cải là loại rau thông thường nhưng với những thành phần độc đáo chứa đựng trong nó có thể giúp chúng ta phòng tránh và hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh lý quan trọng. Tuy nhiên, một số bệnh lại cần kiêng bắp cải.

Bắp cải muôn vàn lợi ích tốt cho sức khỏe

Trao đổi với Tuổi Trẻ Lương y Hoàng Duy Tân, phó chủ tịch Hội Đông y tỉnh Đồng Nai cho hay bắp cải được coi là "thuốc của người nghèo", có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu.

Theo y học cổ truyền, ăn bắp cải lâu ngày có công dụng ích tâm thận, làm dịu đau, chống hoạt huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh, bổ cốt tủy, lợi ngũ tạng lục phủ. Bệnh nhân đái buốt, đái khó, đại tiện táo nên ăn bắp cải.

Bắp cải là loại rau thông thường nhưng các thành phần dinh dưỡng của nó lại rất đa dạng và độc đáo, có thể giúp chúng ta phòng tránh và hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý quan trọng.

Đáng chú ý xét trên 80 chất về thành phần dinh dưỡng và giá trị năng lượng của mỗi loại thực phẩm thì trong bắp cải có tới 58 loại.

Trong 100g bắp cải ăn được cung cấp cho cơ thể 03 Kcal, 125 KJ năng lượng, 90g nước, 1,8% protein thực vật, gluxit tổng số 5,4g, xenluloza 1,6g, pectin 1,6g, natri 48,2mg, kali 560,5mg, canxi 48mg, phốt pho 31mg, magiê 13mg, sắt 1,1mg, iot 20mcg, fluor 20mcg, selen 23mcg, vitamin A 850 mcg, beta caroten 5.100 mcg, vitamin E 5,4 mg, vitamin B1 0,06mg, vitamin B2 0,05mg, vitamin PP 0,4mg, vitamin B6 0,35mg, vitamin C 30 mg, panthithenic axit 1.000mcg, polic axit 60mcg, biotin 0,5, axit béo 0,15g, lysin 53mg, metionin 18mg, tryptophan 18mg, acginin 141mg…

Tuy là loại rau rẻ tiền nhưng lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Điều đặc biệt là vitamin A và P trong bắp cải kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn.

Ngoài ra, trong bắp cải còn có các chất chống ung thư: sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và indol -33. Các nhà khoa học của Mỹ, Anh, Trung Quốc và Ba Lan cho rằng những phụ nữ ăn 4 - 5 bữa bắp cải/tuần sẽ giảm được 74% nguy cơ mắc chứng bệnh ung thư vú.

Trong bắp cải tươi có nhiều vitamin U có tác dụng chữa lành các ổ loét thực nghiệm được gây nên trên súc vật. Chất L-5-vinyl-2-thioxa-zolidon trong hạt bắp cải có tác dụng kháng giáp trạng. Chất sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và indol -33 carbinol có tác dụng chống ung thư…

Người Việt hiện nay đang ăn rất mặn, gần gấp đôi lượng muối mà WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) khuyến cáo. Theo WHO, mỗi người trưởng thành chỉ nên ăn dưới 5gr muối mỗi ngày, nhưng các thống kê cho thấy con số này ở Việt Nam là 9,4gr.

Lượng muối người Việt ăn vào chủ yếu đến là từ muối, gia vị nêm vào khi nấu ăn hoặc gia vị chấm, trộn. Dù ăn món gì thì trên mâm của người Việt vẫn luôn có thêm xì dầu, nước mắm để chấm; ăn trái cây cũng có đĩa gia vị để chấm. Đó cũng là nguyên nhân gây nên sự dư thừa muối trong món ăn.

Các chuyên gia cho rằng, chính những sai lầm và thói quen khi chế biến thực phẩm của chúng ta khiến cho lượng muối đi vào cơ thể quá nhiều, tích tụ lâu dần dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe.

Chia sẻ với báo Sức khỏe và Đời sống TS Đỗ Thị Phương Hà - Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết chế độ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ cao huyết áp và các bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Lượng muối lớn làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể cần thêm nước để duy trì sự ổn định nồng độ dịch thể. Khi ta ăn nhiều muối, cảm giác khát nước sẽ xuất hiện, đó là dấu hiệu tăng dung lượng máu và tăng áp lực lên thành mạch, nếu kéo dài sẽ làm tăng huyết áp.

Thói quen ăn mặn sẽ làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu, dẫn tới suy tim, suy thận. Với người đang mắc những căn bệnh này, việc ăn mặn làm cho bệnh tiến triển nhanh hơn.

Như vậy luộc rau có nên cho muối? Câu trả lời là không nên nếu bạn coi sức khỏe là ưu tiên số 1, dù muối sẽ giúp món rau luộc của bạn hấp dẫn hơn.